Khi nào thì không nên uống nước mía?

Vào mùa hè, nước mía là thức uống giải khát vô cùng phổ biến. Nước mía còn có nhiều đường nên thích hợp để uống khi bạn bị kiệt sức do nắng nóng. Nhưng cũng chính vì lượng đường cao đó, bạn cần lưu ý lúc nào nên và không nên uống nước mía.

(Ảnh: Shutterstock)

Bất kỳ loại thực phẩm, đồ uống nào có chứa đường dù là đường tự nhiên thì cũng chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu, làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho cơ thể. Vậy nên những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường không nên uống nước mía. Người già và trẻ em dưới 4 tuổi cũng không nên uống nước mía.

Với bà bầu, nước mía có đường, sắt, kali, canxi, đồng, vitamin A, B, C, 30 axit hữu cơ, protein cần thiết cho quá trình phát triển thai nhi. Nước mía cũng được coi là cách đơn giản để hạn chế chứng ốm nghén ở 3 tháng đầu. Bà bầu chỉ nên uống nước mía 3 lần/1 tuần để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối và buổi sáng sớm vì có thể làm lạnh bụng, gây khó chịu. 3 tháng cuối thai nhi có nhu cầu phát triển mạnh hơn nên bạn có thể uống 150-200 ml/1 lần, 2-3 lần/ 1 tuần.

(Ảnh: Shutterstock)

Đối với người có thể trạng bình thường, uống nước mía rất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên uống với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài. Liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 đến 200 ml và nên uống vào buổi chiều.

Nếu uống theo chế độ hợp lý, nước mía còn giúp bạn giảm cân. Một cốc nước mía chứa khoảng 13g chất xơ, tương đương 52% lượng chất xơ hằng ngày. Chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân vì nó giữ dạ dày của bạn no trong một thời gian dài, ngăn ngừa việc ăn quá nhiều và kiềm chế cảm giác thèm ăn.

(Ảnh: Shutterstock)

Hầu hết các quán nước mía đều nằm rải rác ven đường. Cả máy xay và mía đều dính nhiều bụi bẩn nên nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, khuẩn E. coli gây tả trong nước mía rất cao. Không những thế, đá được sản xuất công nghiệp cũng không sạch. Uống nước mía kèm đá sẽ càng gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc. Một số cửa hàng còn thêm quất vào để tăng độ thơm ngon cho nước mía. Nhưng quất thường chứa rất nhiều chất bảo quản thực vật, nên cẩn trọng khi dùng loại quả này.

Bạn cần uống bao nhiêu thì ép/mua nước mía bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước mía dư trong tủ lạnh quá lâu. Đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nước mía là cứu tinh khi kiệt sức vì nắng nóng, bạn nên hạn chế uống nước mía lạnh khi đi ngoài trời nắng nóng, dễ gây bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Nhật Bản loay hoay với đồng Yên xuống giá

Sau khi Ngân hàng TW Nhật Bản tuyên bố duy trì mức lãi suất ngắn…

10 giờ ago

Ứng viên tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy Jr. : Lệnh cấm TikTok là vi hiến

Ứng cử viên tổng thống độc lập của Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có…

12 giờ ago

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

14 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

16 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

16 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

16 giờ ago