Nghiên cứu: Tác dụng phụ của COVID-19 có thể bao gồm mất trí nhớ, sương mù não

Theo các nhà nghiên cứu, mất trí nhớ và “sương mù não” có thể là tác dụng phụ lâu dài của COVID-19.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố vào tuần trước trên tạp chí JAMA Network Open, các chuyên gia của Hệ thống Y tế Mt. Sinai đã phân tích dữ liệu từ 740 người tham gia, trong đó một số người đã nhiễm virus và một số người khác tiêm vắc-xin COVID-19.

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 49 và 63% là phụ nữ. Những người này cũng không có tiền sử sa sút trí tuệ. Thời gian trung bình từ khi họ bị chẩn đoán nhiễm COVID-19 là gần tám tháng và phần lớn những người được nghiên cứu là người da trắng.

Để đo lường mức độ phổ biến của suy giảm nhận thức sau COVID-19 và mối liên quan của nó với mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhóm đã phân tích dữ liệu bệnh nhân từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.

Những bệnh nhân đã được điều trị tại các khoa ngoại trú, khoa cấp cứu hoặc bệnh viện nội trú đã được ghi nhận các đặc điểm nhân khẩu học của riêng họ.

Chức năng nhận thức đã được kiểm tra bằng cách sử dụng “các biện pháp tâm lý thần kinh đã được kiểm chứng rõ ràng”, bao gồm đếm tiến và lùi, một bài kiểm tra ngôn ngữ và bài kiểm tra bằng lời nói Hopkins, trong đó cho bệnh nhân nhìn một loạt các từ thuộc các danh mục khác nhau và kiểm tra xem họ có thể nhớ lại bao nhiêu từ.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu tính toán tần suất suy giảm ở từng bài kiểm tra và họ sử dụng phương pháp hậu cần hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa suy giảm nhận thức và địa điểm chăm sóc COVID-19.

Nhìn chung, họ phát hiện ra rằng sự suy giảm nhận thức nổi bật nhất xảy ra ở cả chức năng mã hóa bộ nhớ và khả năng nhớ lại, lần lượt xuất hiện ở 24% và 23% số người tham gia.

Ngoài ra, những bệnh nhân nhập viện có nhiều khả năng bị suy giảm khả năng chú ý, chức năng điều hành, khả năng [nói viết] lưu loát trôi chảy, mã hóa bộ nhớ và khả năng nhớ lại nhiều hơn những người ở nhóm bệnh nhân ngoại trú. Những người được điều trị trong khoa cấp cứu cũng có nhiều khả năng bị suy giảm khả năng lưu loát và mã hóa bộ nhớ hơn những người được điều trị tại cơ sở ngoại trú.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng, mặc dù biết rõ những người lớn tuổi và một số nhóm nhất định đặc biệt có thể dễ bị suy giảm nhận thức sau khi mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng một tỷ lệ đáng kể trong nhóm tương đối trẻ tham gia vào nghiên cứu cũng có biểu hiện rối loạn chức năng nhận thức vài tháng sau khi hồi phục từ COVID- 19. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định các yếu tố nguy cơ, cơ chế rối loạn chức năng nhận thức cơ bản và các lựa chọn để phục hồi chức năng.

Tiến Minh (theo Fox News)

Xem thêm:

Tiến Minh

Published by
Tiến Minh

Recent Posts

Lão Tử: Chiếm cứ càng nhiều thì họa càng lớn

Lão Tử giảng: "Đa tàng tất hậu vong", nghĩa là chất chứa, chiếm cứ nhiều…

6 phút ago

Nguyễn Bá Lân: Vị quan duy nhất làm Thượng thư đủ cả 6 bộ

Theo sử sách thì Nguyễn Bá Lân là người duy nhất làm Thượng thư, đứng…

17 phút ago

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ năm

Nhiệm kỳ tổng thống Nga lần thứ năm của ông Vladimir Putin đã bắt đầu…

22 phút ago

Tin tặc tấn công hệ thống trả lương của Bộ Quốc phòng Anh

Hệ thống trả lương được Bộ Quốc phòng Anh sử dụng đã bị tin tặc…

22 phút ago

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai: Đã xác định nguyên nhân

Liên quan vụ ngộ độc tập thể sau ăn bánh mì ở Đồng Nai, kết…

22 phút ago

Nguyên nhân người phương Đông thời xưa viết chữ từ phải sang trái

Người phương Đông cổ xưa viết chữ theo trình tự từ trên xuống dưới và…

27 phút ago