Nhà khoa học Mỹ gốc Đài Loan tìm ra cách mới đảo ngược bệnh Alzheimer

Gần đây, nhà khoa học Mỹ gốc Đài Loan, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã tìm ra cách mới đảo ngược bệnh Alzheimer với kết quả ấn tượng.

(Nguồn: Toa55/ Shutterstock)

Truyền thông đưa tin, các nhà nghiên cứu đã sử dụng peptide, một trong những thành phần cấu thành nên Protein của da, để can thiệp vào các enzyme thường hoạt động quá mức trong não của bệnh nhân Alzheimer. Hợp chất này ngăn chặn một loại enzyme gọi là CDK5 hoạt động quá mức, tránh tổn hại dây thần kinh, dẫn đến suy giảm nhận thức.

Bà Thái Lập Huệ (Li-Huei Tsai), một nhà thần kinh học tại Viện Công nghệ Massachusetts, người Mỹ gốc Đài Loan, cho biết họ phát hiện ra rằng hiệu quả của peptide này là rất đáng kể. Nó cho thấy tác dụng tuyệt vời trong việc giảm các bệnh thoái hóa thần kinh, viêm dây thần kinh và các phản ứng khác, đồng thời khắc phục các khiếm khuyết về hành vi.

(Nội dung tweet: “Thái Lập Huệ: Liệu sóng não có phải là bí mật để điều trị bệnh Alzheimer?”)

Các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai, phát hiện của họ sẽ dẫn đến nhiều nghiên cứu về các loại thuốc mới có thể đảo ngược bệnh Alzheimer. Sau những thí nghiệm tiếp theo, các nhà nghiên cứu lạc quan rằng cuối cùng peptide có thể được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer, và các bệnh liên quan đến chứng mất trí nhớ khác.

Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) cho thấy, khi các nhà nghiên cứu cố gắng điều trị chuột mắc bệnh Alzheimer bằng CDK5 hoạt động quá mức, peptide này đã làm giảm tổn thương DNA của chúng, cũng như chứng viêm thần kinh và bệnh lý thần kinh do thiếu neuron (tế bào thần kinh).

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng thử điều trị cho những con chuột mắc bệnh Alzheimer do đột biến protein Tau bằng peptide. Sau khi điều trị, protein Tau đột biến và sự thiếu hụt tế bào thần kinh ở những con chuột này đã được cải thiện.

Bệnh Alzheimer có thể được quan sát trong đáy mắt

Bà Christine Greer, Giám đốc giáo dục y tế tại Viện các bệnh thoái hóa thần kinh ở Florida, cho biết đôi mắt là cửa sổ của não bộ. Bác sĩ nhãn khoa nói rằng bạn có thể nhìn thấy hệ thống thần kinh trực tiếp từ đáy mắt, thông qua dây thần kinh thị giác và võng mạc.

Nhưng có bao nhiêu người có thể thấy được dấu hiệu suy giảm nhận thức? Nghiên cứu gần đây đã xem xét các mẫu mô não và võng mạc của 86 người với các mức độ suy giảm tinh thần khác nhau trong khoảng thời gian 14 năm.

Theo bà Maya Koronyo-Hamaoui, Giáo sư phẫu thuật thần kinh và khoa học y sinh tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho biết, họ đã nghiên cứu mối liên hệ giữa võng mạc con người với những thay đổi trong não và chức năng nhận thức.

Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 2 trên trang Acta Neuropathologica, các nhà nghiên cứu đã so sánh các mẫu từ những người có chức năng nhận thức bình thường, với những người bị suy giảm nhận thức nhẹ và những người mắc bệnh Alzheimer nặng hơn.

Kết quả phát hiện ra rằng cho dù đó là bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, hay những người mới suy giảm khả năng nhận thức, thì protein β-amyloid, một chỉ số chính của bệnh Alzheimer, trong võng mạc của họ đều tăng lên đáng kể.

(Nội dung tweet: “Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, chúng còn phản ánh sức khỏe nhận thức của một người.”)

Nghiên cứu đã tìm hiểu lý do vì sao đôi mắt có thể giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Trên thực tế, khi trí nhớ và hành vi bị ảnh hưởng, bệnh Alzheimer đã rất nghiêm trọng.

Cũng làm việc tại Viện các bệnh thoái hóa thần kinh Florida, ông Richard Isaacson, nhà thần kinh học phòng ngừa bệnh Alzheimer, cho biết bệnh mất trí nhớ bắt đầu hàng thập kỷ trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Ông cũng nói rằng các bác sĩ có thể phát hiện bệnh Alzheimer càng sớm càng tốt, như vậy mọi người có thể sẽ lựa chọn lối sống lành mạnh, và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường.

Vương Quân

Published by
Vương Quân

Recent Posts

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 1)

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng tư hàng năm bao giờ cũng là…

6 phút ago

Kiểu người “thiệt thòi” nhất thế gian

Người hay nhẫn nhục chịu thiệt không nhất định sẽ là người thiệt thòi nhất…

12 phút ago

Cổ nhân liệu có tài mượn gió?

Có lẽ rất nhiều người đã nghe về chuyện Gia Cát Lượng "mượn gió" trong…

21 phút ago

Nơi ở của Hoàng đế vì sao lại gọi là Dưỡng Tâm Điện?

Triều nhà Thanh có tám vị Hoàng đế nối tiếp nhau sống ở Dưỡng Tâm…

31 phút ago

Nội hàm của chữ “Hòa” trong văn hóa truyền thống

“Hòa” là đạo đức truyền thống được tôn sùng, là nguyên tắc cơ bản bao…

41 phút ago

NBC: Tòa Hình sự Quốc tế tuần tới có thể sẽ ra lệnh bắt ông Netanyahu

ICC có thể sẽ buộc Thủ tướng Israel Netanyahu và các quan chức hàng đầu…

49 phút ago