Đại sứ Nga tại LHQ: ‘Không thể loại trừ’ chiến tranh Nga – Mỹ

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia hôm thứ Năm (12/4) đã thúc giúc Mỹ và đồng minh kiềm chế hành động quân sự với Syria vì vụ nghi tấn công hóa học. Nhà ngoại giao Nga cũng nói thêm rằng ông “không loại trừ” chiến tranh giữa Washington và Moscow.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc theo yêu cầu của Bolivia bàn về mối đe dọa hành động quân sự nhắm vào Syria, Đại sứ Nga Nebenzia cho hay tình huống hiện nay là nguy hiểm hơn bao giờ hết vì quân đội Nga đang đồn trú tại Syria.

Ưu tiên trước mắt là tránh nguy cơ chiến tranh. Chúng tôi hy vọng sẽ không tới điểm không thể trở lại”, ông Nebenzia nói với báo giới.

Khi được phóng viên hỏi liệu ông có đang đề cập tới một cuộc chiến tranh Nga – Mỹ, ông Nebenzia đáp rằng: “Chúng tôi không loại trừ bất kỳ khả năng nào, thật không may, vì chúng tôi đã thấy các thông điệp đến từ Washington. [Những thông điệp đó] rất hiếu chiến”.

Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói với truyền thông rằng ông đang chủ trì các cuộc họp trong ngày thứ Năm (12/4) về vấn đề Syria và dự kiến sẽ đưa ra quyết định “khá sớm”.

Trong khi đó, Nga đã kêu gọi Hội đồng Bảo an tiếp tục nhóm họp vào thứ Sáu (14/4) bàn về Syria và Moscow đã yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cần công khai ngắn gọn nội dung cuộc thảo luận.

Trong một nỗ lực tránh leo thang căng thẳng, Thụy Điển hôm thứ Năm (12/4) đã đề xuất một dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an. Reuters đã xem bản thảo này và cho biết nội dung nghị quyết của Thụy Điển là yêu cầu Tổng thư ký Antonio Guterres điều động một đội giải trừ vũ khí cấp cao tới Syria để giải quyết “tất cả những vấn đề nổi bật về việc sử dụng vũ khí hóa học một cách dứt điểm”.

Theo ghi nhận của Reuters, 15 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an không mấy quan tâm tới đề xuất của Thụy Điển.

Đại sứ Nga Nebenzia đã gửi lời cảm ơn Thụy Điển vì nỗ lực của họ, nhưng cũng nói thêm rằng: “Thẳng thắn mà nói trong hoàn cảnh này, đối với bản thân chúng tôi hiện nay đây không phải là vấn đề cần ưu tiên trước nhất”.

Trước đó, vào thứ Ba (10/4), Hội đồng Bảo an đã không thể thông qua ba dự thảo nghị quyết về cuộc tấn công hóa học ở Syria. Nga phủ quyết bản thảo của Mỹ, trong khi hai bản dự thảo của Moscow không có đủ tối thiểu sự đồng ý của 9 thành viên Hội đồng Bảo an.

Theo Reuters, các điều tra viên của Tổ chức Cấm phổ biến Vũ khí Hóa học (OPCW) đang tới Syria để xác định xem liệu chính quyền Assad có sử dụng khí độc tấn công thị trấn Douma hôm thứ Bảy (7/4) hay không. Các nhà điều tra quốc tế này sẽ bắt đầu tiến hành công việc vào thứ Bảy (15/4). Tuy nhiên, OPCW sẽ không có thẩm quyền kết luận chính thức về sự vụ này.

Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar Ja’afari hôm thứ Năm (12/4) cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng tháp tùng [các điều tra viên] tới bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất kỳ thời điểm nào họ muốn”.

Đại sứ Syria nhấn mạnh thêm rằng: “Bất kỳ sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong chuyến thăm sẽ là kết quả của áp lực chính trị được thực hiện vượt lên trên OPCW từ một quốc gia rất nổi tiếng, vì chính phủ Syria đã bày tỏ sự sẵn sàng của mình để tạo điều kiện cho chuyến thăm này”.

Quốc gia nổi tiếng có thể ngăn chặn chuyến công tác của các điều tra viên OPCW mà Đại sứ Syria muốn ám chỉ có thể là Mỹ vì hiện tại Washington muốn sử dụng biện pháp cứng rắn hơn với chính quyền Assad.

Reuters cho biết Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May đã đồng ý về nhu cầu phải tìm một phản ứng quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Thông tin này do bà May phát biểu với báo giới sau cuộc họp với Nội các vào thứ Năm (12/4).

Các bộ trưởng trong Nội các của bà May đã ủng hộ Thủ tướng Anh thực thi hành động chưa xác định cùng Hoa Kỳ và Pháp để giải quyết việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học tại Douma hôm thứ Bảy (7/4).

Văn phòng Thủ tướng Anh đã phát đi tuyên bố sau cuộc điện đàm Trump – May rằng: “Họ đã đồng ý rằng điều quan trọng là việc sử dụng vũ khí hoá học đã không bị cản trở, và về nhu cầu ngăn chặn chế độ Assad tiếp tục sử dụng vũ khí hoá học. Họ đã đồng ý duy trì làm việc chặt chẽ cùng nhau về phản ứng quốc tế”.

Yên Sơn (T/h)

Xem thêm:

Yên Sơn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Yên Sơn

Recent Posts

Nhà khoa học TQ công bố trình tự gen virus COVID bị đuổi khỏi phòng thí nghiệm

Nhà virus học người Trung Quốc Trương Vĩnh Chấn đã nhiều lần gặp khó khăn…

36 phút ago

Colombia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro hôm thứ Tư (1/5) cho biết ông sẽ cắt đứt…

43 phút ago

Đọc sách cho trẻ em nghe

Trong khi đọc sách cho trẻ nghe ở Nhật, Mỹ, châu Âu rất phổ biến…

53 phút ago

Nguồn gốc tên gọi các địa danh ở Nam bộ (P1)

Vùng đất Nam bộ có rất nhiều địa danh được người Khmer đặt tên, người…

57 phút ago

Người con gái chấp nhận lấy Giản Định Đế vì đại nghĩa chống quân Minh

Được lấy vua và phong làm phi tần là mơ ước của nhiều người, nhưng…

1 giờ ago

Đỉnh: Lễ khí cúng tế, khí cụ nấu ăn thời cổ đại

Thời cổ đại, đỉnh không chỉ là khí cụ chủ yếu dùng để nấu và…

1 giờ ago