Thế Giới

Reuters: ByteDance thà đóng TikTok tại Mỹ chứ khó có thể bán cho công ty Mỹ

Reuters dẫn từ 4 nguồn tin cho biết, đối với yêu cầu của Mỹ về vấn đề bán TikTok cho công ty Mỹ, công ty sở hữu là ByteDance Trung Quốc thà cho TikTok ngừng hoạt động tại Mỹ. Các nguồn tin cho biết, thuật toán TikTok dựa vào được coi là cốt lõi đối với hoạt động chung của ByteDance, vì vậy khả năng bán TikTok có thuật toán này là rất nhỏ.

(Ảnh minh họa: BigTunaOnline/Shutterstock)

4 nguồn tin của Reuters cho biết, trong tổng doanh thu và số người dùng hoạt động hàng ngày của ByteDance thì TikTok chiếm một phần rất nhỏ, vì thế trong trường hợp xấu nhất, thà ByteDance đóng ứng dụng này còn hơn là bán đi. Các nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết, việc đóng cửa các hoạt động của TikTok tại Mỹ sẽ có tác động hạn chế đến hoạt động kinh doanh của ByteDance, công ty này sẽ khó có thể bán đi thuật toán cốt lõi của họ.

Công ty ByteDance từ chối bình luận về thông tin.

Tương tự, một bài công bố trên “The Information” ở Thung lũng Silicon cho biết, công ty ByteDance đang cân nhắc các lựa chọn để bán hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ, nhưng không bao gồm thuật toán đề xuất video cho người dùng. Đối với vấn đề này, ByteDance vào tối thứ Năm (25/4) đã phát thông báo trên trang tin Toutiao của họ, tuyên bố rằng “không có kế hoạch bán TikTok”. Trong phản ứng với yêu cầu bình luận từ Reuters, một phát ngôn viên nữ của TikTok đã chỉ đến tuyên bố mà ByteDance đã đăng trên Toutiao.

Về vấn đề này, CEO Chu Thụ Tư của TikTok cho biết hôm thứ Tư rằng công ty truyền thông xã hội này dự kiến ​​sẽ thắng trong thách thức pháp lý – nhằm ngăn chặn dự luật được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật. Dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào thứ Ba (24/4) với tỷ lệ áp đảo, trong bối cảnh các thành viên Quốc hội của cả hai đảng đều lo ngại rằng Chính phủ Trung Quốc có thể lấy dữ liệu của người Mỹ hoặc sử dụng ứng dụng này để tiến hành giám sát và gây ảnh hưởng đến tiến trình chính trị của Mỹ.

Chữ ký của Tổng thống Biden [nếu có] sẽ ấn định thời hạn cuối mà ByteDance phải bán TikTok là ngày 19/1/2025 – một ngày trước khi nhiệm kỳ tổng thống của ông hết hạn, nhưng ông có thể thực hiện quyền gia hạn thêm 90 ngày nếu xác định ByteDance đang đạt được tiến bộ trong việc thực thi.

ByteDance không tiết lộ công khai kết quả tài chính hoặc chi tiết tài chính của bất kỳ bộ phận nào. Một nguồn tin khác cho biết, phần lớn doanh thu của công ty vẫn từ Trung Quốc, chủ yếu từ các ứng dụng khác như Douyin. Một người khác có hiểu biết trực tiếp cho biết, vào năm ngoái Mỹ chiếm khoảng 25% tổng doanh thu của TikTok.

Hai trong số 4 nguồn tin nói rằng doanh thu của ByteDance trong năm 2023 sẽ tăng lên gần 120 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 80 tỷ USD vào năm 2022. Một trong những nguồn tin cho biết, lượng người dùng hoạt động hàng ngày của TikTok tại Mỹ chỉ chiếm khoảng 5% tổng số người dùng hoạt động hàng ngày của ByteDance trên toàn cầu.

Ba nguồn tin nêu trên chỉ ra TikTok có chung thuật toán cốt lõi với phiên bản Douyin nội địa của Trung Quốc. Một trong những nguồn tin nói thuật toán của TikTok được coi là vượt trội so với các đối thủ của ByteDance như Tencent và Xiaohongshu. Theo các nguồn tin, ByteDance không thể bán TikTok và thuật toán của mạng xã hội này, vì giấy phép sở hữu trí tuệ được đăng ký tại Trung Quốc dưới tên ByteDance, vì vậy rất khó tách TikTok khỏi ByteDance.

4 nguồn tin cho biết khi đề cập đến thuật toán của TikTok: ByteDance không thể bán cho đối thủ một trong những tài sản có giá trị nhất của họ.

Năm 2020, khi đó thời chính quyền Tổng thống Trump cố gắng cấm TikTok và WeChat ở Mỹ nhưng bị tòa án ngăn chặn.

Về vấn đề Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật về TikTok, người phát ngôn Hà Á Đông (He Yadong) của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết vào ngày 14/3: “Mỹ nên nghiêm túc tôn trọng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng, chấm dứt việc đàn áp một cách vô lý các công ty từ các nước khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty từ tất cả các nước đầu tư và hoạt động tại Mỹ, cho các công ty có môi trường cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử. Các bên liên quan phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre phản hồi trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (24/4): “Chúng tôi đã nói rất rõ ràng, các thành viên Quốc hội đã nói rất rõ ràng… Chúng tôi không cấm, mà yêu cầu là thoái vốn… Do vấn đề này liên quan an ninh quốc gia Mỹ… Do vấn đề quyền kiểm soát của nhà nước Trung Quốc đối với  TikTok… Trung Quốc nên cho phép bán TikTok”…

Năm 2020, Trung Quốc công bố “Luật kiểm soát xuất khẩu”, văn bản cuối cùng của luật đã mở rộng định nghĩa về “các mặt hàng bị kiểm soát” trong dự thảo trước đó, các sửa đổi đảm bảo rằng việc xuất khẩu thuật toán, mã nguồn và dữ liệu tương tự phải trải qua quy trình phê duyệt của nhà nước Trung Quốc.

Theo RFI

Published by
Theo RFI

Recent Posts

Mỹ: Đâm xe vào cổng Nhà Trắng, người tài xế thiệt mạng

Nam tài xế đã phóng xe với tốc độ cao, đâm vào cổng an ninh…

2 giờ ago

Nga triển khai sản xuất smartphone chống thu thập dữ liệu trái phép

Các công ty thuộc tập đoàn nhà nước của Nga đã triển khai dây chuyền…

3 giờ ago

Nhật Bản sẽ áp dụng thanh toán mã QR chung với các nước châu Á

Du khách từ 8 quốc gia châu Á trong đó có Singapore, Việt Nam… sẽ…

3 giờ ago

Báo cáo LHQ: Việt Nam là điểm đến hàng đầu của rác thải

Báo cáo LHQ tháng 4/2024 cho biết Việt Nam những năm gần đây nằm trong…

5 giờ ago

Bỏ việc để khởi nghiệp, người đàn ông kiếm 10 tỷ đồng một năm

Để khởi nghiệp, Gene Caballero đã phải bán nhà và rút hết tiền tiết kiệm.…

12 giờ ago

Josep Borrell: Một số quốc gia EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell thừa nhận rằng, không phải mọi quốc gia thành viên…

13 giờ ago