Giảm xả từ thủy điện Trung Quốc có thể khiến mặn xâm sâu vào ĐBSCL đúng vào dịp Tết

Trong một thông báo của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc gửi, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông (MRCS) nhận được vào ngày 5/1, cơ quan này thông báo sẽ ngăn dòng giữ nước trên sông Mekong, giảm tới 47% lưu lượng nước xả xuống hạ lưu trong 20 ngày vào tháng 1/2021. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam nhận định điều này có thể khiến mặn xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông ở ĐBSCL của Việt Nam, đúng vào dịp Tết Nguyên đán. 

Một chiếc thuyền chở người bán hàng rong trên sông Hậu, một trong hai chi lưu của sông Mekong khi vào Việt Nam, Cần Thơ, tháng 1/2020. (Ảnh minh họa: The Road Provides/Shutterstock)

Ủy hội sông Mekong (MRC) ngày 6/1 cho hay theo thông báo từ Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc mà Ban thư ký nhận được vào ngày 5/1, cơ quan này cho biết sẽ giảm lượng nước chảy ra ở mức 1.000 m3/s) từ ngày 5 – 24/1. Phía Trung Quốc nói việc này để phục vụ việc “bảo trì các đường dây tải điện của lưới điện”.

Lượng nước chảy sẽ dần được khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường vào ngày 25/1, thông báo cho biết. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc không nói rõ mực nước trước khi giảm và khối lượng nước sẽ được khôi phục vào ngày 25/1 là bao nhiêu.

Trung tâm Điều phối nước quốc gia Thái Lan ngày 6/1 cũng cho biết ngày 5/1, Trung Quốc thông báo với Thái Lan về việc đập thủy điện Cảnh Hồng sẽ giảm lưu lượng xả nước từ 1.904m3/s xuống còn 1.000m3/s, tương đương mức giảm khoảng 47%, trong thời gian từ ngày 5 – 24/1.

Tuy nhiên, MRC cho biết mực nước được phát hiện đã giảm vào ngày 31/12, 5 ngày trước thông báo chính thức từ phía Trung Quốc. Dữ liệu quan sát mực nước của MRC tại thủy điện Cảnh Hồng cho thấy mực nước chảy ra bắt đầu giảm từ 1.410 m³/s vào ngày 31/12/2020 xuống còn 768 m³/s vào ngày 1/1/2021, giảm gần 50%, sau đó tăng nhẹ lên 786 m³/s trong ngày 4/1.

Do đó, mực nước dọc sông Mekong có khả năng giảm khoảng 1,2 m, theo dữ liệu quan sát mực nước và dự báo của MRC.

Mực nước tại đập thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) từ tháng 11/2020 đến đầu tháng 1/2021. Vào ngày 31/12/2020. mực nước đột ngột giảm sâu. (Nguồn: mrcmekong.org)

Hệ thống giám sát Mekong Dam Monitor (Mỹ) cũng xác nhận đập Cảnh Hồng đã bắt đầu hạn chế nước từ ngày 31/12, “khiến mực nước sông giảm đột ngột 1 m” ở hạ lưu có thể hủy hoại quần thể cá, theo Reuters. Hệ thống giám sát này bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2020, sử dụng hệ thống vệ tinh để theo dõi mực nước tại khoảng 28 con đập (trên dòng chính và phụ lưu sông Mekong) của Trung Quốc và của quốc gia khác; riêng Trung Quốc sở hữu đến 11 đập thủy điện ở thượng lưu sông.

Điều này cho thấy Trung Quốc có khả năng đã ngăn dòng xả nước từ ngày 31/12 mà không thông báo cho các quốc gia hạ nguồn, trái với thỏa thuận Trung Quốc đã ký với MRC vào tháng 10/2020, sẽ chia sẻ dữ liệu quanh năm về dòng chảy của sông Mekong đoạn chảy qua nước này. Trong vòng 18 năm qua, Trung Quốc chỉ chia sẻ dữ liệu mực nước và lượng mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm tại 2 trạm thủy văn ở tỉnh Vân Nam, mục đích để cảnh báo lũ lụt sớm, trong khi tình trạng cạn kiệt nước ở hạ nguồn sông Mekong càng ngày càng tồi tệ.

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam của Việt Nam ngày 7/1 cho biết năm 2020, khu vực thượng nguồn Trung Quốc thiếu hụt tổng lượng mưa so với trung bình nhiều năm khoảng 10-20%, các hồ thủy điện tại quốc gia này sẽ tích nước và xả nước cầm chừng, không có xả tràn. Hiện mưa hạ lưu vực đã giảm, dự báo dòng chảy về đồng bằng giảm, mặn có xu hướng tăng dần trong tháng 1 và các tháng đầu mùa khô.

Với việc Trung Quốc đang ngăn nước từ thượng nguồn, mực nước tại trạm Tân Châu và Châu Đốc tuần qua đã giảm khoảng 0,04 m và biển đổi theo triều.

Dự báo việc giảm xả thủy điện Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, khoảng từ ngày 25/1 đến ngày 25/2. Thời kì ảnh hưởng lớn nhất đúng vào dịp Tết Nguyên đán, mặn có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông, trong khi đây là thời điểm nhạy cảm cần nước và kiểm soát mặn để bảo vệ vườn cây và cấp nước sinh hoạt.

Trước đó, trong một báo cáo đưa ra vào trung tuần tháng 12, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam nhận định dòng chảy mùa khô năm 2020-2021 từ thượng lưu sông Mekong về ĐBSCL có khả năng thuộc năm thủy văn ở mức thấp cực hạn, nên xâm nhập mặn mùa khô trên ĐBSCL thuộc nhóm năm nghiêm trọng (đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài). Hạn mặn trên ĐBSCL sẽ là năm nghiêm trọng, nếu không có các đợt xả nước tăng cường từ các hồ chứa phía thượng lưu sông Mekong.

Vĩnh Long

Xem thêm:

Vĩnh Long

Published by
Vĩnh Long

Recent Posts

Tai nạn nghiêm trọng liên quan đến xe AITO Wenjie M7 của Huawei, 3 người thiệt mạng

Vài ngày trước, một chiếc xe AITO Wenjie M7 của Huawei đã bị tai nạn…

9 phút ago

Washington Post: Tổng thống Zelensky đã nói dối công chúng về thương vong của quân Ukraine

Tổng thống Ukraine Zelensky đã cố tình nói dối công chúng về mức độ tổn…

17 phút ago

Vụ thi thể khô trên sofa: Điện thoại bị tháo sim, nhiều đồ đạc được dọn sạch

Liên quan vụ thi thể nữ giới được phát hiện trong căn chung cư ở…

27 phút ago

Google thử nghiệm dùng công cụ AI trong kết quả tìm kiếm

Lần tới khi bạn yêu cầu Google trợ giúp về một vấn đề nào đó,…

32 phút ago

Công an xác minh vụ bán 500.000 đồng 3 quả dứa cho khách nước ngoài

Hai nữ du khách mua 3 quả dứa của người bán hàng rong ở khu…

2 giờ ago

Nắng nóng kéo dài ở Đông Nam Á

Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến ​​nhiệt độ cao bất thường vào Chủ nhật,…

2 giờ ago