Việt Nam

Việt Nam đề xuất cấm bán di vật, cổ vật ra nước ngoài

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đề xuất cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Văn Hùng. (Ảnh: quochoi.vn)

Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết một trong những nội dung dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định là cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài.

Tại Khoản 1, Điều 40 về nguyên tắc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nêu rõ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân phải được quản lý trong các bảo tàng công lập, di tích và các cơ quan, tổ chức nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thích hợp; không được kinh doanh và chuyển nhượng thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho.

Trường hợp di vật, cổ vật thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được kinh doanh mua bán theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và được chuyển nhượng thông qua mua bán trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 41 của dự thảo luật cũng quy định, Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân, chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Đồng thời, việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các pháp luật khác liên quan.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ, đặc biệt làm rõ nội hàm “chuyển nhượng”, “mua bán”, “kinh doanh” để tránh có nhiều cách hiểu khác nhau.

Ông Vinh cho hay có ý kiến cho rằng, quy định không được kinh doanh đối với bảo vật quốc gia là giới hạn quyền sở hữu tài sản của công dân theo Bộ luật Dân sự (quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt).

Hơn nữa, quy định này cũng chưa bảo đảm tính thống nhất trong nội dung dự thảo luật (Điểm c Khoản 1 Điều 40 giới hạn quyền sở hữu đối với tài sản nhưng Khoản 3 Điều 41 lại quy định việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự).

Ông Vinh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định để bảo đảm thống nhất với Bộ luật Dân sự.

Việt Nam có khoảng 265 bảo vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, 153 bảo vật được lưu giữ, bảo quản, trưng bày tại các bảo tàng.

Nhiều bảo vật quốc gia của Việt Nam hiện đang được rao bán tại nước ngoài. Tháng 10/2021, mũ quan triều Nguyễn đạt mức giá 600.000 euro (15,7 tỷ đồng) trong phiên đấu giá cổ vật tại Tây Ban Nha. Tháng 6/2022, bát ngọc được giới thiệu của vua Tự Đức đạt mức 845.000 euro (20,7 tỷ đồng) trong phiên đấu giá của Drouot…

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Cổ nhân liệu có tài mượn gió?

Có lẽ rất nhiều người đã nghe về chuyện Gia Cát Lượng "mượn gió" trong…

2 phút ago

Nơi ở của Hoàng đế vì sao lại gọi là Dưỡng Tâm Điện?

Triều nhà Thanh có tám vị Hoàng đế nối tiếp nhau sống ở Dưỡng Tâm…

12 phút ago

Nội hàm của chữ “Hòa” trong văn hóa truyền thống

“Hòa” là đạo đức truyền thống được tôn sùng, là nguyên tắc cơ bản bao…

21 phút ago

NBC: Tòa Hình sự Quốc tế tuần tới có thể sẽ ra lệnh bắt ông Netanyahu

ICC có thể sẽ buộc Thủ tướng Israel Netanyahu và các quan chức hàng đầu…

29 phút ago

ĐCSTQ trợ cấp cho fentanyl, dùng trùm xã hội đen thúc đẩy sản xuất ma túy

“Ủy ban đặc biệt về Trung Quốc” của Hạ viện Mỹ đã công bố một…

32 phút ago

Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư

Điều gì đã xui khiến tôi quá tha thiết và tiếc nhớ những quyển Quốc…

32 phút ago