10% các nhà Xã hội học đến Trung Quốc điều tra bị gây khó dễ

Theo báo cáo khảo sát của 2 học giả người Mỹ là Sheena Greitens và RoryTruex, khoảng 10% các nhà xã hội học nước ngoài khi đến Trung Quốc nghiên cứu thực địa đều bị chính quyền gây áp lực, bị cấm điều tra về các vấn đề nhạy cảm.

Ảnh minh họa từ Getty Images 

Tờ Hoa Nam Tảo báo (South China Morning Post, SCMP)  tại Hồng Kông đưa tin, 2 vị học giả đã khảo sát hơn 560 chuyên gia về vấn đề Trung Quốc tại các nước khác nhau và các khu vực khác nhau, kết quả cho thấy 10% trong số đó bị cảnh sát hoặc nhân viên An ninh quốc gia Trung Quốc “mời uống trà”. “Mời uống trà” là chỉ việc bị cảnh sát triệu tập đến để xét hỏi điều tra.

“Những trải nghiệm nghiên cứu có tính áp chế là hiện tượng hiếm thấy nhưng là chân thực, nó cũng tạo thành một trở ngại cho công việc nghiên cứu tại Trung Quốc”, báo cáo nói.

Ngoài ra, khoảng 1/4 số người tham gia vào nghiên cứu lưu trữ đã bị từ chối truy cập vào các tài liệu và 5% rất khó để có được visa đến Trung Quốc.

Tác giả của báo cáo là Sheena Greitens – Trợ lý giáo sư chính trị học tại Đại học Missouri-Columbia và ông RoryTruex – Trợ lý giáo sư chính trị học tại Đại học Princeton cho biết, điều tra này lần tiên cung cấp dữ liệu một cách hệ thống đối với việc các học giả về vấn đề Trung Quốc bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên lục có hành động chèn ép.

Kết quả khảo sát được công bố đúng lúc chính quyền ĐCSTQ đang có ý đồ kìm hãm những tiếng nói phê bình ĐCSTQ của những học giả trong và ngoài Trung Quốc.

Cuối năm ngoái, Nhà xuất bản Đại học Cambridge (CUP) đã khuất phục trước áp lực của chính quyền ĐCSTQ, đã che đậy hơn 3000 bài viết mà nhà xuất bản này công bố trên tạp chí The China Quarterly tại Đại Lục. Sau khi giới học thuật thế giới gây áp lực, CUP mới chuyển đổi quyết định.

Chính quyền Trung Quốc cũng thắt chặt kiểm soát đối với các trường học trong nước, tuyên bố tuyên chiến với “tư tưởng sai lầm”.

Steve Tsang – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học SOAS London từng chia sẻ với SCMP rằng, kết quả điều tra này không khiến người khác phải kinh ngạc.

“Thông qua việc hạn chế tự do học thuật và ngăn cản có hiệu quả các học giả độc lập nghiên cứu về các chủ đề nhạy cảm, chính quyền Trung Quốc đang thu hẹp phạm vi để tránh các chính sách sai lầm”.

Steve Tsang nói, sự chèn ép của ĐCSTQ còn gây ảnh hưởng cả tới chính sách của các chính phủ nước khác.

“Nếu học giả độc lập tránh không nghiên cứu về chủ đề nào đó, thì sẽ làm giảm việc chính phủ nước khác hiểu về cục thế của Trung Quốc, và có thể dẫn đến những quyết sách tệ hại.”

Điều tra cho thấy, những nhà nghiên cứu nghiên cứu về nhân quyền, Tây Tạng, Đài Loan, giới tinh anh chính trị và thời đại Mao sẽ nằm trong danh sách đen, sẽ bị cấm đến Trung Quốc.

Trong số 562 người được khảo sát, có 12 người nghiên cứu về các lĩnh vực nói trên nói rằng cách đây 10 năm họ từng bị cấm đến Trung Quốc Đại lục.

Ngoài ra có 2% người cho biết, trong quá trình nghiên cứu thực địa, điện thoại và máy tính của họ bị tịch thu. Người khác cho biết, sổ ghi chép của họ bị tạm thời tịch thu và bị kiểm tra.

Tháng 3/2017, ông Phùng Sùng Nghĩa – Giáo sư gốc Hoa tại Đại học công nghệ Sydney (Úc) đến Trung Quốc để tiến hành nghiên cứu thực địa liên quan đến luật sư nhân quyền. Ngày 24 và 25/3, ông muốn ngồi máy bay từ Sân quy Bạch Vân ở Quảng Châu để trở về Úc, nhưng bị cơ quan chức năng lấy lý do “liên quan đến việc gây nguy hại đến an ninh quốc gia” để cấm ông rời khỏi Trung Quốc.

Trong thời gian ông Phùng Sùng Nghĩa bị giữ lại Trung Quốc, cơ quan An ninh quốc gia Trung Quốc mỗi ngày đều tìm đến ông để hỏi; nhân viên An ninh quốc gia ở Côn Minh từng đến tận nơi tìm ông để hỏi, sau đó tiếp tục theo ông đến Quảng Châu để tiếp tục tra hỏi.

Hãng tin Fairfax Media tại Úc đưa tin, trong thời gian thẩm vấn, quan chức chính quyền Trung Quốc đã hỏi về quan hệ giữa ông Phùng Sùng Nghĩa và các phần tử tri thức tự do tại Đại Lục và mối quan hệ của ông với xã hội Úc, nhất là đối với ông John Garnaut – cựu Cố vấn của Thủ tướng Úc. Khi đó ông John Garnaut đang là cố vấn cho Thủ tướng Malcolm Turnbull và ông cũng đang đứng đầu một cuộc điều tra của ASIO (tổ chức tình báo an ninh Úc). Cuộc điều tra này nhằm đánh giá phạm vi hoạt động của tình báo Trung Quốc và việc ĐCSTQ can dự vào Úc như thế nào.

Nhân viên An ninh quốc gia Trung Quốc cũng tra hỏi ông Phùng Sùng Nghĩa về việc ông biết được bao nhiêu thông tin về Hoàng Hướng Mặc. Hoàng Hướng Mặc là một tỷ phú tại Sydney, có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, từng quyên góp khoản tiền lớn cho 2 chính đảng tại Úc.

Huệ Anh

Xem thêm:

Huệ Anh

Published by
Huệ Anh

Recent Posts

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 1)

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng tư hàng năm bao giờ cũng là…

26 phút ago

Kiểu người “thiệt thòi” nhất thế gian

Người hay nhẫn nhục chịu thiệt không nhất định sẽ là người thiệt thòi nhất…

32 phút ago

Cổ nhân liệu có tài mượn gió?

Có lẽ rất nhiều người đã nghe về chuyện Gia Cát Lượng "mượn gió" trong…

42 phút ago

Nơi ở của Hoàng đế vì sao lại gọi là Dưỡng Tâm Điện?

Triều nhà Thanh có tám vị Hoàng đế nối tiếp nhau sống ở Dưỡng Tâm…

51 phút ago

Nội hàm của chữ “Hòa” trong văn hóa truyền thống

“Hòa” là đạo đức truyền thống được tôn sùng, là nguyên tắc cơ bản bao…

1 giờ ago

NBC: Tòa Hình sự Quốc tế tuần tới có thể sẽ ra lệnh bắt ông Netanyahu

ICC có thể sẽ buộc Thủ tướng Israel Netanyahu và các quan chức hàng đầu…

1 giờ ago