Categories: Kinh tếTrung Quốc

CPI Trung Quốc tăng mức cao mới trong 15 tháng

Ngày 9/12, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố dữ liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đạt mức cao nhất trong 15 tháng, nghĩa là lạm phát gia tăng, nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn lạm phát đình trệ (Stagflation) rất rõ ràng.  

(Nguồn: Sean K/ Shutterstock)

Ngày 9/12, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố dữ liệu quốc gia về CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và PPI (chỉ số giá xuất xưởng của các nhà sản xuất công nghiệp) cho tháng 11/2021. Theo đó cho thấy, tốc độ tăng khá mạnh so với cùng kỳ: CPI tháng 11 tăng 2,3%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với tháng trước.

CPI là chỉ số chính để đo lường lạm phát.

Nền nông nghiệp của Trung Quốc trong những tháng gần đây đã bị ảnh hưởng nặng vì lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt. So với cùng kỳ năm trước giá rau vào tháng 10 tăng 15,9%, nhưng qua tháng 11 thì mức tăng lên tới 30,6%, mức tăng so với cùng kỳ tháng 10 là 6,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trứng tháng 11 tăng 20,1% và giá cá nước ngọt cũng tăng 18%. Vào tháng 11, giá thịt heo giảm 32,7% so cùng kỳ năm trước, nhưng hồi tháng 10 đã tăng 12,2%.

Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mức tăng của chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 11 đã giảm xuống 12,9%  so với cùng kỳ.

Mức tăng hàng năm của PPI Trung Quốc đã đột phá trong năm nay, tính đến tháng 10 đã tăng 13,5 % là mức cao nhất trong hơn 26 năm.

Theo Reuters, chuyên gia kinh tế trưởng của Centaline Bank (Trung Quốc) là Wang Jun chỉ ra hai yếu tố ảnh hưởng chính đối với tăng CPI của Trung Quốc:  Thứ nhất là sự gia tăng nhanh của giá hàng loại phi thực phẩm, cho thấy PPI tiếp tục cao đã được truyền tải một phần về phía hạ lưu, điều này được chứng minh bằng việc giá xuất xưởng của các nhà sản xuất công nghiệp tăng 1%. Thứ hai, trong số các phân nhóm hàng hóa thì giá giao thông và thông tin liên lạc tăng khá mạnh với mức 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, vì giá dầu thô trong tháng 11 tăng mạnh, cho thấy phần chi phí này nhanh chóng đẩy vào các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

Xu hướng tương lai của CPI vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố trên.

Từ xu hướng kinh tế Trung Quốc cho thấy nổi bật xu thế lạm phát đình trệ (Stagflation). Nền kinh tế có quy luật vận hành theo chu kỳ cứ lặp đi lặp lại: phục hồi, phát triển nóng, lạm phát đình trệ, và suy thoái. Hiện nay “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều đã trở nên ì ạch.  

Trong kinh tế học mà đặc biệt là kinh tế vĩ mô, Stagflation (lạm phát đình trệ) là nói đến hiện tượng nền kinh tế đồng thời đình trệ (stagnation), thất nghiệp và lạm phát (inflation).

Trước đó nhà kinh tế trưởng Ren Zeping của Soochow Securities (Trung Quốc) đã cho biết rằng nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện cao điểm của lạm phát hàng hóa trên quy mô lớn nên từng quý đều sẽ chậm lại, hiện đang ở giai đoạn cuối của lạm phát đình trệ và giai đoạn đầu suy thoái của chu kỳ kinh tế, từ nửa cuối năm nay đến nửa đầu năm sau là thời gian chuyển đổi của hai giai đoạn.

Reuters vào ngày 1/11 cũng dẫn lời một quan chức chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho hay, áp lực suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu từ quý II năm nay và hiện đang gia tăng, cần phải tăng cường đề phòng xu thế lạm phát đình trệ của nền kinh tế Trung Quốc.

Văn Long, Vision Times

Xem thêm:

Văn Long

Published by
Văn Long

Recent Posts

Trung Quốc: Nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo

Trung Quốc không chỉ giam giữ nhiều nhà báo hơn bất kỳ nước nào trên…

2 phút ago

Điện Kremlin gọi phát biểu của lãnh đạo Anh, Pháp là ‘leo thang bằng ngôn từ’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Sáu…

7 phút ago

Bộ Văn hóa lại đề xuất 122.250 tỷ đồng để phát triển văn hóa

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Trần Quốc Phương cho hay…

40 phút ago

Quan hệ ngày càng chặt chẽ với Bắc Kinh, Nga bắt giữ 4 học viên Pháp Luân Công

Đầu giờ sáng thứ Sáu (ngày 3/5), cảnh sát Nga đã khám xét nhà của…

48 phút ago

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Đại diện Bộ Y tế cho biết đang đề xuất cấm sản xuất, kinh doanh,…

50 phút ago

Nguồn gốc tên gọi các địa danh ở Nam bộ (P2)

Vùng đất Nam bộ trước kia là người Khmer sinh sống, rất nhiều địa danh…

1 giờ ago