Dư luận Trung Quốc: Thành công tung hô, thất bại sỉ vả

Dư luận xã hội Trung Quốc ứng xử trái ngược với hai vận động viên Eileen Gu và Zhu Yi, một thành công, một thất bại, trong Thế vận hội Bắc Kinh 2022, bị giới quan sát lên án là phi thể thao.

Vận động viên trượt băng nghệ thuật Zhu Yi đã không kìm được nước mắt sau một sai lầm trong thi đấu (Ảnh: Getty Image).

Trong khi truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tung hô việc Eileen Gu giành giải vàng, thì một vận động viên tương tự khác (người gốc Hoa sinh ra ở Mỹ) là Zhu Yi, đại diện cho đội Trung Quốc, đã bị lỗi trong thi đấu trở thành mục tiêu trút giận. Trong trận đấu hôm thứ Hai (7/2), Zhu Yi lại bị ngã thêm một lần nữa khiến cô phải hứng chịu thêm nhiều chỉ trích.

Vụ việc của Zhu Yi đã gây ra sự chú ý từ truyền thông thế giới, trọng tâm không phải vấn đề sai lầm của cô, mà là những lời chế giễu và phàn nàn của công luận Trung Quốc mà cô phải chịu.

Làn sóng chỉ trích của người Trung Quốc đối với vận động viên trượt băng nghệ thuật Zhu Yi bắt đầu từ Chủ nhật tuần trước (6/2). Khi đó, cô bị ngã trong lần thi đấu đầu, và ngay lập tức “Zhu Yi ngã” trở thành từ khóa tìm kiếm nóng trên trên Weibo với hơn 200 triệu lượt tìm kiếm: người ta chất vấn tại sao Zhu Yi được chọn vào đội tuyển Trung Quốc, có người chỉ trích trình độ tiếng Trung của Zhu Yi và cho rằng cô “nên học tiếng Trung tốt trước hãy nghĩ chuyện yêu nước”…

Trong lần thi đấu tiếp theo vào thứ Hai (7/2), Zhu Yi lại bị ngã và cô đã cố kìm nước mắt để hoàn thành trận đấu. Sau trận đấu, cô không thể kìm được nước mắt trước đám đông. Nhưng lỗi thi đấu của cô chỉ làm dấy lên nhiều chỉ trích hơn trong công luận người Trung Quốc: hashtag “Zhu Yi liên tiếp mắc sai lầm” lập tức nóng trên mạng xã hội Trung Quốc.

Zhu Yi: Áp lực lớn từ những bình luận xúc phạm trên mạng xã hội

Hôm thứ Hai, Zhu Yi chia sẻ thẳng thắn rằng chính những bàn luận ác ý trên mạng đã ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của cô. Hãng tin Bloomberg chỉ ra, đây là sự thừa nhận hiếm hoi về tác động đối với vận động viên từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan do ĐCSTQ thúc đẩy.

Hôm thứ Hai, Zhu Yi nói với hãng thông tấn Tân Hoa xã của ĐCSTQ rằng cô cảm thấy bị áp lực sau khi đọc những bình luận xúc phạm trên mạng xã hội Trung Quốc: “Tôi muốn chứng tỏ bản thân, vì ngày hôm trước tôi đã làm không tốt, nhưng những gì mọi người bàn luận trên mạng thực sự đã ảnh hưởng đến tâm lý của tôi”. Cô nói, “Tôi tập luyện gian khổ. Vấn đề bây giờ là tâm lý. Tô cố để không bị ảnh hưởng từ bên ngoài”.

Bloomberg cho biết, vài năm gần đây trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước phương Tây ngày càng xấu đi, thì xu thế dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh trên mạng xã hội. Vì vậy, vận động viên nước ngoài nhập tịch để thi đấu trong đội tuyển Trung Quốc bị áp lực hơn, đặc biệt là khi họ có thành tích không tốt.

Cách ứng xử trái với tinh thần thể thao

Eileen Gu đã giành được huy chương vàng trong cuộc thi vào ngày 8/2/2022 (Ảnh: Getty Image).

Trong công luận Trung Quốc, xu thế tiếng nói ác ý đối với Zhu Yi và xu thế tung hô Eileen Gu đã làm nổi lên hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược. Giống như Zhu Yi, Eileen Gu sinh ra ở Mỹ và chuyển sang thi đấu cho đội tuyển Trung Quốc tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Eileen Gu là vận động viên trượt tuyết tự do, được truyền thông ĐCSTQ gọi là “Công chúa tuyết” và được ca ngợi là “thiên tài”, trở thành đại diện cho nhiều thương hiệu ở Trung Quốc. Eileen Gu đã giành chức vô địch trong cuộc thi trượt tuyết tự do vào ngày 8/2, ngay lập tức cô được cộng đồng mạng Trung Quốc tung hô còn truyền thông ĐCSTQ gọi cô “đã tạo nên lịch sử”.

Đồng thời việc Eileen Gu có hay không vấn đề mang hai quốc tịch Mỹ – Trung đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông thế giới, vì nhà cầm quyền ĐCSTQ không công nhận hai quốc tịch. Nhưng chưa bao giờ Eileen Gu phản hồi thẳng thắn về việc liệu cô có từ bỏ quốc tịch Mỹ hay không.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á châu Tự do (RFA), chuyên gia truyền thông Wang Jian (người Mỹ gốc Hoa) nói rằng việc Zhu Yi bị sỉ vả và câu hỏi mơ hồ về quốc tịch của Eileen Gu phản ánh thái độ “cực đoan huy chương vàng” của Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), và một bộ phận người dân nước này: Sẽ có tất cả khi giành được huy chương vàng, ngược lại có thể chẳng còn gì nếu không giành được. Thái độ này đi ngược lại với tinh thần thể thao.

Hãng tin BBC (Anh) đưa tin, giới quan sát có chỉ ra nếu việc đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc thua đậm tuyển Việt Nam khiến người hâm mộ Trung Quốc phẫn nộ, thì việc nhiều chỉ trích tiêu cực đối với sai lầm của Zhu Yi bên cạnh tâm lý xã hội cực đoan thắng – thua của Trung Quốc cũng phản ánh thái độ của công chúng mất lòng tin vào quá trình tuyển chọn vận động viên của các cơ quan quản lý thể thao ĐCSTQ. Điều này cũng tạo áp lực tâm lý lên nhiều vận động viên nhập tịch có ý định từ bỏ quốc tịch nước ngoài để thi đấu cho đội tuyển Trung Quốc trong tương lai: Chỉ có chiến thắng mới có thể chứng tỏ được bản thân và có được ủng hộ của dư luận xã hội Trung Quốc.

Mộc Vệ (t/h)

Xem thêm: 

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Giám đốc bị tạm giữ

Liên quan vụ nổ lò hơi  tại công ty gỗ ở Đồng Nai  khiến 6…

11 phút ago

Thăm dò: số lượng người Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù ngày càng tăng

Theo một cuộc thăm dò mới do Pew thực hiện gần đây, đại đa số…

59 phút ago

Thêm một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời, trường hợp thứ hai sau 2 tháng

Một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời hôm thứ Ba (30/4) ở tuổi…

2 giờ ago

Microsoft đầu tư 2,2 tỷ USD vào AI tại Malaysia

Ngày 2/5/2024, CEO Microsoft thông báo sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD vào AI tại…

2 giờ ago

Tài liệu tòa án chống độc quyền: Năm 2022 Google trả cho Apple 20 tỷ USD

Các tài liệu của tòa án chống độc quyền của Hoa Kỳ cho thấy, theo…

2 giờ ago

Nắng nóng khiến khoảng cách học tập giữa trẻ em trên toàn thế giới ngày lớn

Khoảng cách học tập giữa trẻ em trên khắp thế giới tiếp tục gia tăng…

2 giờ ago