Khảo sát: Hơn 95 triệu người Trung Quốc từng mắc chứng trầm cảm

Theo dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, số bệnh nhân mắc chứng trầm cảm đã tăng khoảng 18% trong 10 năm qua. Có dữ liệu chỉ ra ở Trung Quốc đến nay số người từng mắc chứng trầm cảm trong đời đã vượt quá 95 triệu người, tức là cứ 14 người thì có 1 người.

Theo ước tính, số người mắc chứng trầm cảm ở Trung Quốc cho đến nay đã vượt quá 95 triệu người. (Nguồn ảnh: Momentum studio/ Shutterstock)

Các nguồn tin truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy, tháng 2/2019 nhóm nghiên cứu của Giáo sư Huang Yueqin – Bệnh viện số 6 Đại học Bắc Kinh đã công bố nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet, báo cáo về Khảo sát Sức khỏe Tâm thần (CMHS) Trung Quốc, đây là lần đầu tiên Trung Quốc có khảo sát điều tra toàn quốc về bệnh xã hội rối loạn tâm thần ở Trung Quốc.

Khảo sát cho thấy tỷ lệ mắc chứng trầm cảm (tỷ lệ người Trung Quốc đã từng bị trầm cảm trong đời) là 6,8%, tỷ lệ mắc bệnh trong 12 tháng (đã từng bị trong vòng 12 tháng) là 3,6%. Theo tính toán này, hơn 95 triệu người Trung Quốc đã từng bị trầm cảm trong đời.

Số liệu điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ Trung Quốc là 4,2%, cao hơn đáng kể so với nam giới (3,0%); tỷ lệ trầm cảm ở nhóm tuổi 50-64 cao nhất là 4,1%; tỷ lệ mắc trầm cảm ở dân số nông thôn là 3,7%, cao hơn một chút so với dân số thành thị (3,4%).

Theo tin từ Nhật báo Nhân dân nhà nước Trung Quốc, vào năm 2020 tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên Trung Quốc là 24,6%, một số trẻ nhỏ đã đã bị trong một thời gian dài. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Kendler Khoa Tâm thần học tại Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ), trầm cảm ở trẻ em có thể do cả di truyền và môi trường.

Viện sĩ Lu Lin của Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, tác động tâm lý trầm cảm này sẽ kéo dài ít nhất 20 năm. Ông đưa ra số liệu giải thích thêm rằng trong 3 năm qua kể từ sau đại dịch COVID-19, Trung Quốc có hơn 70 triệu bệnh nhân mới mắc chứng trầm cảm, 90 triệu bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu và hàng trăm triệu người bị mất ngủ.

Thực tế bệnh nhân trầm cảm ở Trung Quốc Đại Lục trong những năm gần đây ngày càng trẻ hóa và dường như không hoàn toàn liên quan đến dịch bệnh.

Ngay từ năm 2009, học giả Philip Lipeng người Canada đã đăng một bài báo trên The Lancet, chỉ ra tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở Trung Quốc là 6,1%, cao hơn 3 điểm phần trăm so với mức trung bình toàn cầu, xu thế này gia tăng hàng năm trong những năm gần đây. Tính chung theo tỷ lệ số người từng mắc trầm cảm là 6,1% thì số người Trung Quốc từng mắc chứng trầm cảm đã lên tới 90 triệu người.

Sina.com từng dẫn lời bác sĩ Yao Zhijian, trưởng Khoa Trầm cảm tại Bệnh viện Não bộ Nam Kinh, cho biết kể từ năm 1978 tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở Trung Quốc đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Theo Điều tra Dịch tễ học Trung Quốc năm 1982, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm vào thời điểm đó chỉ là 0,83%, tức là trong 1000 người chưa tới 1 người bị trầm cảm, nhưng những năm gần đây trung bình cứ 14 người thì có 1 người bị trầm cảm.

“Sách xanh về trầm cảm ở Trung Quốc năm 2022” chỉ ra Trung Quốc mỗi năm khoảng 280.000 người ở Trung Quốc tự tử, trong số họ có 40% bị trầm cảm.

Báo cáo phân tích cũng cảnh báo tình hình trầm cảm đối với những người từ 20 – 30 tuổi ở Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu tốt nghiệp và gặp khó khăn trong sự nghiệp, cuộc sống chưa ổn định, đặc biệt trong xã hội bộn bề của sự so sánh và tiền bạc ngày nay khiến giới trẻ đối mặt nhiều áp lực hơn trong hôn nhân, mua nhà, vị thế xã hội, vì vậy họ cảm thấy bối rối và lo lắng hơn về tương lai.

Theo khảo sát, 32,18% người dân ở Trung Quốc Đại Lục có khoản thanh toán hàng tháng chiếm hơn 50% thu nhập của họ, áp lực tinh thần đó khiến chất lượng cuộc sống của nhóm người này giảm sút đáng kể, họ không dám dễ dàng thay đổi công việc, không dám giải trí, không dám du lịch, lo lắng bệnh tật, thất nghiệp…

Vấn đề khiến không ít người trẻ Trung Quốc than thở trên mạng: Trước đây vào đại học không nổi, mua nhà không nổi, nay “sống dở chết dở” thì làm sao không bị trầm cảm?

Một bài viết trên trang web của Sở Y tế Cà Mau cho biết, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, khoảng 8 -29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khoẻ tâm thần. Ước tính Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khoẻ tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên số người được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết chiếm số lượng rất nhỏ.

Một bộ phận còn lại tìm và sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, thậm chí là ma tuý để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần, dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử tại Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm.

Mộc Vệ (t/h)

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

2 giờ ago

Xe buýt điện Trung Quốc đổ bộ thị trường EU, hãng xe châu Âu lâu đời phá sản

Nhu cầu thị trường về xe buýt điện đang dần mở rộng ở Châu Âu.…

3 giờ ago

Ông Zelensky chỉ trích phương Tây vì muốn chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine tuyên bố lực lượng Kiev sẽ thành công hơn trên chiến trường…

3 giờ ago

Nói về món ăn miền Nam

Sau thử thách, nhiều món ăn lạ được định hình hoặc bị lãng quên để…

4 giờ ago

Vụ án chìm tàu kéo và sà lan khiến 9 người thương vong: Khởi tố vụ án

Liên quan vụ chìm tàu kéo và sà lan làm 9 người thương vong, cơ…

4 giờ ago

Thủ tướng Slovakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch

Thủ tướng Sloviakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch và phải đối…

4 giờ ago