4 thanh niên Trung Quốc tự tử bằng cách nhảy khỏi vách đá ở Trương Gia Giới là những người có hoàn cảnh khó khăn, cùng “trò chuyện nhóm và hẹn nhau chết”.

shutterstock 523138144
Lan can kính trên núi Thiên Môn ở Trương Gia Giới, Trung Quốc. (Nguồn ảnh minh họa: u photostock/ Shutterstock)

Như đã đưa tin trước đó, 3 thanh niên và 1 cô gái đã tự sát bằng cách vượt qua lan can an toàn và nhảy xuống vách đá trên con đường ván kính ở Khu thắng cảnh núi Thiên Môn (Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) hôm 4/4. Mặc dù 1 trong số 4 người đã được ngăn lại, nhưng trước đó người này đã uống thuốc độc và tử vong.

Gia cảnh nghèo khó, “trò chuyện nhóm và hẹn tự tử”

Theo trang Tinh Đảo Hoàn Cầu (stnn.cc) tại Trung Quốc, cô gái nhảy vách đá ở Trương Gia Giới họ Trần đến từ Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, và sinh sau năm 2000. Cô Trương (bạn của cô Trần) và các thành viên trong gia đình đã vội vã đến Trương Gia Giới để lo liệu hậu sự. Cô Trương nói cảnh sát địa phương đã tiết lộ với các thành viên trong gia đình rằng 4 người tự tử đã thông qua trò chuyện nhóm để liên lạc và lên kế hoạch, trong đó có 1 người cầm đầu.

Cô Trương cho biết, trước khi nhảy xuống vực, 4 người đã xé tờ giấy trong cùng một cuốn sổ và viết những lời trăn trối, nội dung thư tuyệt mệnh rất đơn giản: “Tôi là ….., có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tôi tự sát không liên quan gì đến người khác.”

Điều kiện kinh tế gia đình của cả 4 thanh niên qua đời đều rất khó khăn. Theo một bài đăng trên tài khoản Weibo “Jianjian” vào ngày 8/4, họ liên lạc với nhau thông qua các cuộc trò chuyện nhóm, là những người xa lạ nhưng lại hẹn nhau cùng chết. Người đứng đầu là cô gái 23 tuổi đến từ Tứ Xuyên, sau khi tốt nghiệp cấp 2, cô ấy liên tiếp đi làm ở Thành Đô và Phật Sơn, làm việc trong ngành thẩm mỹ, là một cô gái tốt bụng. Bố cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở giai đoạn giữa, và các tế bào ung thư đã di căn đến bạch huyết.

Một người 23 tuổi, đến từ huyện Đức Hoa, tỉnh Phúc Kiến, là con một trong gia đình, anh đã đi nơi khác làm việc sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Mấy năm nay, ngay cả tết anh cũng không về nhà. Cuộc gọi cuối cùng của anh ấy là gọi cho mẹ mình. Anh bình tĩnh nói với mẹ rằng mình sẽ đi du lịch một chuyến.

Một người 33 tuổi ở Hà Bắc, là con thứ 3 trong gia đình, cũng tốt nghiệp cấp 2 và ra ngoài làm việc, ít liên lạc với gia đình. Mẹ anh qua đời vào năm đầu tiên của đại dịch, và anh chưa bao giờ quay về làng kể từ đó.

Một người ở Hà Nam cũng có hoàn cảnh tương tự như 2 người trước đó, bố của anh ngoài 60 tuổi, nằm liệt giường tại nhà vì đột quỵ khi mới 30 tuổi. Người bà ngoài 90 tuổi phải chăm sóc cả gia đình.

Trước khi cả 4 người nhảy xuống, cô gái người Tứ Xuyên đã pha thuốc độc vào bình nước rồi uống, sau đó cả bốn cùng xé tờ giấy trong cùng một cuốn sổ và viết thư tuyệt mệnh. 10 phút trước khi nhảy xuống, cô gái đến từ Tứ Xuyên đã giơ chai thuốc độc chưa uống lên trời, chụp một bức ảnh và đăng bức ảnh cuối cùng vào vòng tròn bạn bè, “Xin chào thế giới, tạm biệt”.

Nhiều người “hẹn nhau chết” trên Internet ở Trung Quốc Đại Lục; hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn

Tài khoản Twitter “Mao Shen” đã đăng một video vào ngày 8/4, kể về một “nhóm hẹn nhau chết”, trong nhóm đó mọi người “giúp đỡ lẫn nhau” để tự tử. Mỗi nhóm hẹn chết có hàng trăm người, dù đến từ khắp nơi, nhưng chỉ có một chủ đề thảo luận duy nhất đó là “làm thế nào để tự tử không đau đớn”.

Trong video, một người đàn ông tên Hồ Minh (Hu Ming), có con trai đã tự sát cùng những người khác trong nhóm này. Sau đó, ông tìm ra “nhóm hẹn nhau chết” với hơn 500 người này, ông quyết tâm dốc sức cứu vớt những sinh mạng trẻ này. Để giúp những người trẻ tuổi này giải quyết khó khăn về kinh tế, ông Hồ Minh từng gửi hàng chục phong bao lì xì trị giá hơn 5.000 nhân dân tệ trong một ngày. Sau đó, ngày càng có nhiều người tìm đến ông, có người mượn ông tiền chi trả chi phí y tế, có người nhờ ông giúp trả nợ thẻ tín dụng, v.v. 

(Nội dung tweet trên: Người đàn ông nằm vùng ở ‘nhóm đặc thù’, một ngày gửi 5000 tệ bao lì xì, đã cứu rất nhiều sinh mạng.)

Những thanh niên trong “nhóm hẹn nhau chết” muốn tự tử vì nhiều lý do, “nhưng phần lớn là khó khăn kinh tế. Có người không có việc làm, không gì để ăn, có người thì bệnh nặng đeo bám đến nỗi không đủ tiền chữa bệnh, có người thì tham gia bán hàng đa cấp dẫn đến mắc nợ rất nhiều.” Trong mấy tháng nỗ lực của ông Hồ Minh, ông nhận thấy một số người dần dần rời bỏ “nhóm hẹn nhau chết”, không ít người là người mà ông đã từng giúp đỡ. Cuối cùng, “nhóm hẹn nhau chết” đã bị cấm.

Về vấn đề này, cư dân mạng bình luận: “Nếu không phải là không đủ tiền để sống, có bao nhiêu người sẵn sàng tự sát?” 

“Những việc này không thể giải quyết được vấn đề gốc rễ, cần Phát xít Cộng sản hạ đài thì mới được.” 

“Sai không phải ở họ, trong xã hội này, lẽ ra lúc họ cần giúp đỡ thì nên có được sự giúp đỡ.”

“Nếu thực sự chán thế gian, mong các bạn trước khi rời khỏi thế gian hãy làm thêm một việc tốt, đưa một số đảng viên hoặc quan chức đảng viên đi, vì chính nghĩa của bạn hành động sẽ khiến họ kiêng sợ, sẽ không còn làm xằng làm bậy nữa.” 

“Làm sao có thể cấm nhóm này được? Chính phủ nên tổ chức các tình nguyện viên tư vấn tâm lý xã hội để giúp đỡ những người này. Chính phủ làm thế này thì thật vô trách nhiệm!” 

“Kết cục chính là cấm ‘nhóm đặc thù’, chính như Quách Đức Cương (diễn viên hài) nói ‘không thể thấy được người nghèo, thấy người nào là đánh người đó, mắt không nhìn thấy thì là sạch’.”

“Đây là phần nổi của tảng băng trôi trong kế hoạch nhằm loại bỏ những người dân cấp thấp của đảng ta!”