Từ khóa “làn sóng dị ứng” hiện đang nóng lên trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Trên các nền tảng xã hội Trung Quốc như Weibo và Douyin…, nhiều người suy đoán tình trạng gia tăng đột biến số người bị bệnh dị ứng có liên quan đến “hậu COVID-19”…

Dich benh o trung quoc 2 1
Học sinh Trung Quốc vừa học vừa truyền dịch hồi tháng 11/2023. (Ảnh: MXH)

Liên quan điến hiện tượng này, có cơ quan truyền thông Trung Quốc dẫn ý kiến của bác sĩ Zhuang Yan phó khoa Dị ứng của Bệnh viện Shijitan Bắc Kinh cho biết, kể từ đầu mùa xuân năm nay số lượt khám ngoại trú tại khoa dị ứng của cô là cao nhất với mỗi ngày hơn 600 người, gấp đôi bình thường trước đây…

Số người bệnh tăng cũng khiến doanh số bán trực tuyến các loại thuốc liên quan tăng theo. Dữ liệu cho thấy từ giữa đến cuối tháng Ba, nhu cầu chung về thuốc dị ứng trên toàn Trung Quốc tiếp tục tăng, cao gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ người bệnh phía bắc cao hơn phía nam Trung Quốc.

Một người dân Bắc Kinh tên Xiao Chen chia sẻ: “Ban đầu, mắt tôi ngứa ngáy, đến một hôm đầy ghèn, sau đó bắt đầu ngứa không chịu nổi, tôi dụi mắt đến mức không thể dừng lại”…

Những nguồn tin gần đây chỉ ra rất nhiều trường hợp người bệnh như vậy khám tại các bệnh viện cấp 3A ở Bắc Kinh. Một số cư dân mạng cho hay do vào mùa xuân – mùa bùng phát bệnh dị ứng – số người đi khám tại các bệnh viện đông đến mức không còn chỗ đứng.

Chỉ số sức khỏe thuốc của Meituan ngày 3/4 cho thấy, số người bệnh dị ứng gần đây chủ yếu tập trung ở khu vực miền trung, miền tây và khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc.

Ví dụ về thuốc xịt dị ứng mũi, từ 26/3 – 2/4 số lượng đơn đặt hàng tại Lạc Dương và Hà Nam so với tuần trước đó tăng hơn 4 lần; một số nơi khác như Hohhot – Nội Mông, Trịnh Châu, Hà Nam, Tây An, Thiểm Tây, Nam Kinh, Giang Tô tăng hơn gấp đôi; khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc ổn định với nhu cầu cao như trước…

p3475351a287632902
Một bệnh viện ở Bắc Kinh mỗi ngày khám 600 bệnh nhân dị ứng (Nguồn: Douyin)

Trên các nền tảng xã hội Trung Quốc như Weibo và Douyin, nhiều cư dân mạng đã thảo luận về các triệu chứng dị ứng, có quan điểm đoán rằng đó là di chứng của COVID-19 hoặc do vắc xin ngừa COVID-19 gây ra.

– Cư dân mạng ở Hà Bắc: “Vắc xin COVID-19 chết tiệt, tôi chưa bao giờ bị viêm mũi dị ứng trước khi trước khi tiêm loại vắc xin tồi tệ này!”; “Đúng vậy, sau trận dịch COVID-19 thì tôi bắt đầu bị dị ứng, mắt và mũi.”

– Cư dân mạng Quảng Đông: “Tôi đã có triệu chứng này kể từ khi xuất hiện COVID-19!”

– Cư dân mạng Sơn Đông: “Tôi chỉ bắt đầu bị loại dị ứng này sau khi tôi dương tính trong đợt dịch bệnh.”

– Cư dân mạng Thiểm Tây: “Mắt tôi rất ngứa và có xu hướng hắt hơi liên tục, nước mũi liên tục chảy ra.”

– Cư dân mạng Hà Bắc: “Ngứa mắt, hắt hơi và chảy máu cam; trước thời COVID-19 tôi chưa bao giờ bị dị ứng, nhưng trong 3 năm qua cứ vào mùa xuân là tôi bị ngứa mắt…”

– Cư dân mạng ở Bắc Kinh: “Sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 vào cuối năm 2022, cứ vào mùa xuân là tôi bị ngứa mắt và ngứa mặt, năm nay lại bị thêm mũi”; “Xung quanh tôi có nhiều người bị dị ứng, trước đây chưa bao giờ tôi bị dị ứng, nhưng năm nay tôi bị dị ứng và bị viêm mũi”…

Ngay từ tháng Tư năm ngoái, tờ Tin tức Bắc Kinh (Bjnew) có bài, “Làn sóng dị ứng đang đến, chúng ta đã sẵn sàng chưa?”, chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân dị ứng ngày càng tăng nhưng Trung Quốc có chưa đến 100 bệnh viện có khoa dị ứng, cần cải thiện khẩn cấp xây dựng các chuyên khoa dị ứng. Bài viết dẫn ý kiến của bác sĩ Yin Jia là Trưởng khoa Khoa Dị ứng – Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh cho hay: làn sóng dị ứng đã đến, các phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng, mọi người nên tìm hiểu kiến ​​thức sơ cứu về dị ứng nghiêm trọng.

Lý Mộc Tử, Vision Times