Trung Quốc: Phát hiện tượng Phật thời Minh nằm dưới đập nước

Vừa qua, một pho tượng Phật có niên đại 600 năm lịch sử được phát hiện tại một hồ nước ở Giang Tây, Trung Quốc. Năm 1960, chính quyền Trung Quốc tu sửa đập nước nên đã làm che lấp pho tượng Phật. Nhưng trong họa có phúc, nhờ vậy mà tượng Phật đã thoát kiếp nạn Cách mạng Văn hóa.

Pho tượng Phật có niên đại 600 năm lịch sử được phát hiện tại một hồ nước ở Giang Tây Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào tháng trước khi chính quyền cho tu sửa cửa chính của đập nước Hồng Môn, sau khi mực nước hạ xuống 10 mét thì phát hiện phần đầu của một pho tượng Phật nhô lên. Dáng đầu tượng Phật lặng nhìn xuống thu hút nhiều người xem, đa số mọi người cho rằng đây là điềm báo may mắn.

Giới khoa học khảo cổ xác định nguồn gốc của tượng có thể vào đời nhà Minh (1368 – 1644). (Ảnh: Xinhua)

Ông Từ Trường Thanh (Xu Changqing), Viện trưởng Viện Nghiên cứu khảo cổ chia sẻ với kênh CNN: “Thời điểm ra đời pho tượng này có thể vào đời Minh, thậm chí có thể sớm hơn nữa vào đời nhà Nguyên”.

Nhưng đáng chú ý có thể đây chỉ là một góc nhỏ của phát hiện khảo cổ lần này, vì phần dưới nước có cả một ngôi chùa. Một người địa phương cho biết, đập nước nằm  ngay khu hoang phế của một đô thị cổ.

Ông Từ Trường Thanh nói, hiện nay đoàn khảo cổ đang khảo sát về khu vực này và sẽ lên kế hoạch bảo vệ. Tượng Phật được được điêu khắc tinh xảo, được bảo vệ toàn vẹn vì nằm kín dưới nước. Nếu không bị vùi dưới nước nó có thể bị phong hóa, oxy hóa hoặc rủi ro khác.

Nhưng có lẽ cơ may lớn nhất là nhờ bị chìm dưới nước mà tượng Phật thoát được kiếp nạn Cách mạng Văn hóa. Vì trong thời Cách mạng Văn hóa, vô số văn vật bị phá hủy dưới mệnh lệnh “phá tứ cũ”.

Tượng Phật này cao khoảng 3,8 mét, được khắc trên một vách đá cao và dốc.

Tại Trung Quốc có rất nhiều tượng Phật được điêu khắc kiểu này. Nổi tiếng nhất là tượng phật cao lớn nhất thế giới ở Lạc Sơn.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới.

Một quan chức địa phương cho biết, người xưa khắc tượng Phật này để cầu trời phù hộ bình an không bị lũ lụt trong hoàn cảnh sống khi đó sông ngòi chảy xiết.

Vào năm 1960, chính quyền địa phương đã tu sửa con đập này và chôn vùi luôn pho tượng Phật.

Một người thợ rèn tên Hoàng Khắc Bình (Huang Keping) hiện đã 82 tuổi cho biết, ông từng trông thấy pho tượng này vào năm 1952. Ông nói: “Tôi còn nhớ pho tượng này khi đó mạ vàng”.

Mộc Vệ

Xem thêm:

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Một số vật dụng phổ biến trong nhà có thể đe dọa sức khỏe của bạn

Có một số vật dụng trong nhà tuy gần gũi nhưng lại là mối đe…

35 phút ago

‘Luật ngầm’ của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam

Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và…

41 phút ago

Ông Trump trả lời phỏng vấn Tạp chí TIME, vạch ra kế hoạch cho nhiệm kỳ hai

Ông Trump nói trên Tạp chí TIME chi tiết về nghị trình trong nhiệm kỳ…

3 giờ ago

Sập đường cao tốc Quảng Đông khiến 19 người chết, 30 người bị thương

Sáng sớm ngày 1/5, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài, một vụ sập…

5 giờ ago

Biểu tình ủng hộ Palestine tại nhiều trường đại học Mỹ: Hàng trăm người bị bắt

Những diễn biến mới cho thấy tình hình tiếp tục căng thẳng, hàng trăm người…

6 giờ ago

Người bán hàng rong được minh oan không bán ‘3 quả dứa 500.000 đồng’

Sau khi đã mua một quả dứa gọt sẵn với giá 50.000 đồng, nữ du…

6 giờ ago