Chuyện xưa: “Không tham lam” là báu vật

Từ thời cổ đại đến nay, sự suy vong của một quốc gia, đất nước hay nhỏ bé như một gia đình, một cá nhân thì phần lớn đều có nguyên nhân bắt nguồn từ “tham lam”. 

Sự ham muốn của con người về tiền tài, của cải, hư danh, tình dục… thì giống như có nhồi nhét mãi cũng không đến đáy cùng được. Bởi vậy mà người xưa cho rằng “không tham lam” chính là báu vật vô giá. Ai có thể khắc chế được lòng tham, loại bỏ được lòng tham thì được ví như có báu vật trong tay. Có một câu chuyện lịch sử về đức tính “không tham lam” như sau.

(Tranh minh họa qua Aboluowang.com)

Vào năm thứ 15 Lỗ Tương Công, ở nước Tống có một người nhặt được một viên bảo ngọc. Ông ta liền đem viên ngọc ấy biếu cho quan Tử Hãn nhưng Tử Hãn từ chối không nhận.

Người biếu ngọc nói: “Viên ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem qua rồi. Ông ấy nói đây đúng là một loại ngọc rất quý giá, là báu vật, nên tôi mới dám đem dâng biếu quan lớn!”.

Tử Hãn nói: “Ngươi cho ngọc là báu vật, còn ta cho ‘không tham lam’ là báu vật. Ngươi đem ngọc biếu ta, nếu ta nhận, thì cả hai chúng ta đều mất báu vật rồi! Chi bằng, mỗi người chúng ta tự giữ lại báu vật của mình đi!”

Cuối cùng, Tử Hãn vẫn không nhận viên bảo ngọc ấy.

Người biếu ngọc kia thấy Tử Hãn không nhận bảo ngọc đành phải bẩm báo thật lòng: Tiểu dân nếu giữ lại bảo ngọc này, sợ rằng không được bình an cho nên đã một mình đến đây biếu ngài…”

Tử Hãn nghe xong liền lệnh cho một thợ gia công mài giũa viên ngọc này, tạo hình dạng cho nó và đem bán, sau đó giao lại số tiền ấy cho người biếu ngọc kia. Hơn nữa, ông còn phái người hộ tống người biếu ngọc kia trở về nhà.

Câu chuyện xưa “lấy không tham làm báu vật” thật khiến mọi người phải suy ngẫm sâu xa. Nếu như trong cuộc sống, ai ai cũng lấy “không tham làm báu vật”, làm mọi việc đều không khởi lòng tham lam, ở đâu cũng không tham thì khi đó mọi người đều đã “biết đủ” mà có thể “thường vui”.

Nếu một người không tiết chế được dục vọng và lòng tham thì người ấy rồi dần dần sẽ trở thành “nô lệ” của chính lòng tham ấy. Khi đã như vậy rồi thì không có việc xấu xa nào là họ không dám làm để thỏa mãn dục vọng và lòng tham. Họ sẽ có thể vứt bỏ hết quy phạm đạo đức làm người, tôn nghiêm làm người, thậm chí cả tính mạng của bản thân mình, ngay cả thiên hạ họ cũng không ngại.

Trong cõi sâu xa còn có Thiên lý, nhìn lại lịch sử có thể thấy, người làm việc xấu, tham lam, tranh đoạt, sẽ có kết cục bi thảm và vô cùng đáng sợ. Nhẹ thì họ hại bản thân, nặng thì hại gia đình, xã hội, cho đến cả giang sơn xã tắc. Cho nên, người xưa cũng dạy rằng, “tham lam là cách tự chiêu mời họa đến, không tham thì họa tự nhiên sẽ phải rời xa”.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Trang phục truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc qua các thời kỳ

Trải qua mỗi thời đại, trang phục của người dân Hàn Quốc lại có những…

7 phút ago

Diễn biến mới vụ Phó chánh án ở Quảng Trị bị đâm tại phòng làm việc

Liên quan vụ Phó chánh án ở Quảng Trị bị một người đàn ông đâm…

11 phút ago

Anh thông báo trục xuất tùy viên quốc phòng của Nga

Anh cho biết sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga và hạn chế thời…

14 phút ago

8 phẩm chất của một người có hậu phúc

Bất kể hậu phúc nào cũng là có lý do, một người gặp phải điều…

18 phút ago

Nga tuyên bố có thể kết thúc xung đột ở Ukraine sau 2 tuần

Ngày 8/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, bà Maria Zakharova tuyên…

26 phút ago

Nhữ Đình Hiền: Vị quan xử án kỳ tài – Thánh sư nghề làm lược

Không chỉ giỏi chính sự, Nhữ Đình Hiền còn có tài phá án, ngoài ra…

28 phút ago