Lễ ký bàn về lễ nghi ẩm thực của cổ nhân

Lễ Ký, cuốn sách kinh điển của Nho gia chép rằng: “Phu lễ chi sơ, thuỷ giả ẩm thực”, nghĩa là điều cơ bản nhất của nghi lễ bắt đầu từ việc ẩm thực, bàn ăn là lớp học lễ nghi của cổ nhân.

(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Từ Chu Lễ, việc truyền bá lễ nghi đã là xây dựng một hệ thống thể hiện uy phong, sự trang nghiêm trong vương thất. Trong đó có rất nhiều cơ cấu lễ nghi phức tạp về ăn uống, nhằm kiểm soát ẩm thực, tế tự, yến ẩm và một loạt các hoạt động liên quan mật thiết tới việc ăn uống trong vương thất.

Chức vị chủ quản ẩm thực trong vương thất gọi là “Tể chính”, cũng là nghĩa gốc của từ “Tể tướng” lúc ban đầu. Cho nên hậu thế thường tán dương tể tướng là người giỏi “Điều tiết đỉnh vạc”, ngụ ý chỉ “Điều tiết triều chính”, vẫn không hề rời xa việc nấu nướng quan trọng hàng đầu này.

Cả một đời Khổng Tử nghiên cứu về Lễ, nên tự nhiên cũng ông vô cùng coi trọng lễ nghi ẩm thực. Ông nêu ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật ẩm thực với việc chú trọng lễ nghi, đồng thời ông cũng quảng bá và kế thừa xuyên suốt Chu Lễ cho đời sau. Lễ Ký ghi chép lại khá nhiều nguyên tắc xoay quanh vấn đề này:

Khi chuẩn bị dùng bữa, nếu “Chiếu không ngay ngắn, không ngồi”, chỗ ngồi và vị trí cần được xếp đặt ngay ngắn rồi mới có thể dùng bữa.

Khi mọi người cùng ăn, không được chỉ để tâm tới bản thân ăn cho no. Nếu ăn cơm cùng người khác, thì phải kiểm tra xem tay đã sạch chưa. Không được dùng tay nắm thành nắm cơm, không được đổ cơm thừa vào trong nồi, không được ăn uống phồng mang trợn mép, khi ăn không phát ra tiếng phì phì, không được nhai xương, không được để thịt cá đã cắn dở gắp trở lại đĩa, không được ném xương, thịt cho chó. Không được chỉ ăn một món, không được dùng rổ giá vớt cơm nóng, không được dùng tay bốc cơm nếp nóng mà cần dùng đũa, không được húp canh cạn trong một hơi, cũng không được nêm nếm cơm canh trước mặt chủ nhân, không được xỉa răng trước mặt mọi người. (Khúc Lễ – Lễ Ký)

Ngoài ra, đối với việc bồi tiếp quân vương thì Lễ Ký viết như sau: “Vua ban đồ ăn, thì phải ngồi ngay ngắn mới được thưởng thức. Vua ban thịt tươi, phải nấu chín, cúng tổ tiên rồi mới ăn. Vua ban cho vật sống thì phải nuôi dưỡng. Hầu vua cùng ăn, khi vua mất mới tự mình ăn trước.”

Thậm chí trong Lễ Ký còn quy định về cả những hoạt động nhỏ hơn, như khi việc “uống rượu làng” kết thúc, những người tham dự trong làng ắt phải đợi bậc trưởng bối đi ra trước, sau đó mới theo sau (“Hương nhân ẩm tửu, trượng giả xuất, tư xuất hĩ”).

Những lễ nghi văn minh trên bàn ăn, cho tới ngày nay chúng ta vẫn cần học tập và kế thừa. Tất nhiên, quy củ lớn không thể vượt, lễ tiết nhỏ có thể thay. Hiểu vì sao phải thực hiện những lễ nghi ấy để sử dụng nó cho linh hoạt mới là điều quan trọng nhất.

Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

Thiên Cầm

Published by
Thiên Cầm

Recent Posts

Nắng nóng kéo dài ở Đông Nam Á

Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến ​​nhiệt độ cao bất thường vào Chủ nhật,…

12 phút ago

Chợ Lớn – Sài Gòn

Chợ Lớn và Sài Gòn trao đổi nhau nhiều mặt hàng, cá tôm, cá khô…

29 phút ago

Mỹ mua hơn 80 tiêm kích từ thời Liên Xô do đồng minh của Nga cung cấp

Mỹ đã mua 81 tiêm kích cũ từ thời Liên Xô của Kazakhstan, một đồng…

31 phút ago

Cà phê Sài Gòn “nguyên chất dĩ vãng”

Cà phê Sài Gòn một thời. Một thời mà cũng cả trăm năm rồi chứ…

34 phút ago

Nhiều người trẻ tuổi quay về sử dụng điện thoại “cục gạch”

Chiếc điện thoại cơ bản (dumbphone) trong quá khứ có thế trở thành điện thoại…

38 phút ago

Đức mẹ Mary tiếp nhận thiên ý qua hội họa phương Tây

Thiên sứ Gabriel trong dáng điệu kính cẩn quỳ trước Đức mẹ...

44 phút ago