Văn Hóa

Thử tìm hiểu cách thương nhân xưa đặt tên cửa hàng

Vào thời xưa, việc buôn bán cũng từng rất phồn vinh phát triển, các chủng loại ngành nghề rất đa dạng. Thuận theo đó thì việc đặt tên cho cửa hiệu cũng được cổ nhân coi trọng. Các cách đặt tên không chỉ mang ý nghĩa khác nhau mà còn thể hiện ra phương châm sống, phương châm kinh doanh của người chủ cửa hàng. 

(Tranh minh họa: Wikipedia, Public Domain)

Việc kinh doanh thời xưa gồm nhiều ngành nghề khác nhau, gọi là “ngũ hành bát tác”. Tên gọi này bắt nguồn từ triều đại Nam Tống. “Ngũ hành bát tác” là cách gọi truyền thống trong dân gian ý chỉ mọi ngành mọi nghề. Trong đó, “ngũ hành” bao gồm: xa hành (người kéo xe), thuyền hành (người chèo thuyền), điếm phô hành (buôn bán), cước hành (người khuân vác) và nha dịch hành (người môi giới). “Bát tác” bao gồm: Thợ kim hoàn, thợ bạc, thợ đồng, thợ rèn, thợ thiếc, thợ mộc, thợ xây và thợ đá. Ngoài ra, các ngành nghề kinh doanh tiền bạc, ngũ cốc, tơ tằm, vải bố, tạp hóa, đồng, đồ gỗ, trang sức… cũng được gọi chung là “ngũ hành bát tác”.

Người xưa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia và có quan niệm truyền thống “trọng văn ức thương” (ý tứ là coi trọng học hành thi cử và không coi trọng thương nhân). Vậy nên khi người xưa đặt tên cho các cửa hàng của mình, họ thường phỏng theo cách giới trí thức đặt tên cho phòng học của mình vậy. Thời ấy, những từ ngữ như “Trai”, “Cư”, “Viên”, “Các” thường được đặt tên cho các cửa hàng, như thế không chỉ có phong cách cổ điển mà còn có sự cao nhã thanh lịch.

Thuận theo sự biến đổi của thời gian, sự phát triển của xã hội thì những cái tên được đặt cho cửa hàng cũng có sự thay đổi và phong phú đa dạng hơn. Nhìn chung, tên để đặt cho cửa hàng thường có những đặc điểm và ý nghĩa như sau:

Tên cửa hiệu mang ý nghĩa văn hóa. Ví như quán rượu có tên “Thiên Hương lâu” thì “Thiên Hương” có xuất xứ từ câu thơ “Thiên hương dạ nhiễm y, quốc sắc triêu hàm tửu” trong bài thơ “Mẫu đơn” do tác giả Lý Chính Phong thời nhà Đường viết. Một số cửa hiệu được đặt tên là “Sơn Ngoại Sơn”“Lâu Ngoại Lâu” thì cả hai tên này đều bắt nguồn từ câu thơ: “Sơn ngoại thanh sơn lâu ngoại lâu” trong bài thơ “Đề lâm an để” của tác giả Lâm Thăng thời nhà Tống…

Tên của những cửa hiệu này được đặt theo những câu thơ nổi tiếng của các thi nhân nhà Đường, nhà Tống, khiến cho nó không chỉ mang đậm nét văn hóa mà còn giàu ý thơ, từ đó khiến người ta có cảm giác mơ màng, suy nghĩ xa xôi hơn.

Tên cửa hiệu còn thể hiện được ngành nghề và công năng sản phẩm. Theo ý này thì tên của cửa hiệu có thể được đặt bằng những từ ngữ bộc lộ những đặc điểm liên quan đến ngành nghề hoặc sản phẩm. Ví dụ: “Tố Xuân Trai”, “Tri Vị Quan” là cửa hàng ăn; “Khang Phục”, “Trường Xuân” là hiệu thuốc. Loại tên như vậy vừa dễ nhớ lại dễ nghe, khách hàng chỉ đọc lên là biết được ngành nghề của họ.

Tên của cửa hiệu còn được đặt theo kiểu kết hợp với địa danh. Một số cửa hiệu được đặt tên theo môi trường tự nhiên, chủ yếu mượn tên địa điểm làm tên cửa hiệu hoặc tên sản phẩm, ví dụ “Nhạc Hồ Lâu”, “Ninh Ba Thang Điếm”… 

Tên cửa hiệu cũng có thể được đặt theo tên của người chủ. Những tên cửa hiệu như “Thiệu Chi Nham”, “Trương Tiểu Tuyền”, “Đô Cẩm Sinh”… thuộc loại này.

Một kiểu đặt tên nữa cũng thường được sử dụng, đó là tên của cửa hiệu chính là họ của người chủ sở hữu kèm theo lời chúc cát tường. Không ít người sẽ đặt tên cửa hiệu theo họ của mình, chẳng hạn như “Mao Nguyên Xương” (chữ xương chỉ sự hưng thịnh phát đạt), “Cao Nghĩa Thái” (thái chỉ sự yên ổn, hanh thông), “Trương Doãn Thăng” (thăng chỉ sự đi lên), “Phương Dụ Hòa” (dụ hòa chỉ sự giàu có và hòa thuận),… Nếu những cửa hàng này có thể hoạt động một cách thuận lợi và thành công thì thường thường sẽ trở thành những cửa hiệu lâu đời được người đời tôn sùng. 

Khi bất kỳ cửa hàng nào mở cửa kinh doanh, thương gia là chủ sở hữu chắc chắn sẽ hy vọng việc kinh doanh của cửa hàng phát đạt, cho nên ngoài các cách đặt tên cửa hiệu trên thì người xưa còn rất chú trọng đến cách đặt tên bằng những từ ngữ chỉ sự tốt lành. Theo đó những từ ngữ được sử dụng sẽ mang ý nghĩa phát tài, may mắn cát tường. Tuy nhiên những từ này không chỉ mang ý nghĩa là chủ cửa hàng làm ăn phát đạt mà còn phải mang lại may mắn cho khách hàng đến mua hàng, từ đó giúp cửa hàng phát triển tốt hơn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Sơ Tân
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

127 công nhân ở Hải Phòng nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm

Sau bữa ăn trưa, 127 công nhân Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm…

5 giờ ago

Tình trạng trung tâm mua sắm không bóng khách hàng ở Trung Quốc

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc suy thoái đang khiến không ít trung…

6 giờ ago

Xác thực sinh trắc học từ 1/7: Những trường hợp nào gặp khó?

Từ 1/7/2024, giao dịch của khách hàng - nhất là các giao dịch lớn từ…

7 giờ ago

Lãnh đạo Úc chúc mừng tự do của Julian Assange; Phe đối lập nói không nên tung hô

Ông Julian Assange đã dành đêm đầu tiên sau 14 năm trở tại quê nhà…

8 giờ ago

Giá xăng tăng lần thứ ba liên tiếp, RON 95 vượt 23.000 đồng/lít

Từ 15h hôm nay, giá xăng E5 RON 92 tăng 506 đồng/lít, xăng RON 95…

9 giờ ago

Để vững vàng về tinh thần, bạn cần phát triển 13 thói quen tốt này

Người có tinh thần vững vàng, mạnh mẽ không hẳn là bẩm sinh, mà do…

10 giờ ago