Vì sao Đảo Rắn lại rất quan trọng với Nga và Ukraine?

Đảo Rắn, còn được gọi là Đảo Serpent hoặc Đảo Zmiinyi, nằm cách cảng Odessa chiến lược ở miền nam Ukraine khoảng 142 km. Ba tháng trôi qua, hòn đảo rộng chỉ vỏn vẹn 0,2 km vuông này vẫn là tâm điểm của cuộc chiến gay gắt tranh giành quyền kiểm soát biển Đen của Ukraine và Nga.

Moscow đã đánh chiếm Đảo Rắn từ tháng Hai, nhưng đã không thể củng cố vị trí của họ tại đây để đảm bảo quyền kiểm soát hoàn toàn trước các cuộc không kích và tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine. Còn về phía Ukraine, do tiềm lực hải quân hạn chế, cũng không thể tập hợp đủ lực lượng để giành lại hòn đảo này.

Đảo Rắn cách bán đảo Crimea khoảng 336 km. Nga chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này; vậy nên dù từ góc độ lịch sử hay địa lý thì Moscow đều không thể nói Đảo Rắn là của họ.

Theo thần thoại Hy Lạp, Thần biển Poseidon đã tạo ra Đảo Rắn làm nơi trú ẩn cho Achilles và Helen. Ngày nay, trên đảo không có cây cối hay nguồn nước ngọt nhưng có một sân bay trực thăng và hai cầu tàu nước sâu, nằm giữa các tuyến vận tải quan trọng của Ukraine. Đảo Rắn cũng chỉ cách bờ biển của Romania, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, khoảng 35 km. Các tuyên bố riêng của chính quyền Bucharest đối với hòn đảo đã bị Tòa án Công lý Quốc tế bác bỏ vào năm 2009.

Đây là lần tranh chấp gần nhất về Đảo Rắn; nhưng lần này số phận của hòn đảo dường như chỉ có thể được quyết định bằng chiến tranh.

Theo nhiều cách, việc tranh đoạt Đảo Rắn của Ukraine và Nga hiện thời giống như một mô hình thu nhỏ của cuộc chiến tranh giữa hai nước. Đảo Rắn có ý nghĩa chiến lược, giống như một căn cứ quân sự mà từ đó có thể thống trị một khu vực trải dài hàng trăm dặm.

Ngoài ra, nó cũng mang một ý nghĩa biểu tượng, được cả hai phía Nga và Ukraine sử dụng để củng cố tinh thần. Một quan chức phương Tây nói rằng Đảo Rắn là “rất hữu ích về mặt chiến lược”. “Nhưng quan trọng hơn, nó còn là một biểu tượng.”

Ý nghĩa chiến lược của Đảo Rắn đó là: Nếu quân đội Nga chiếm được Đảo Rắn thì Ukraine sẽ không thể đảm bảo quyền tự do hàng hải ở cảng Odessa và đưa hàng hóa ra vào, trong bối cảnh phần lớn nông sản Ukraine xuất nhập khẩu từ Odessa.

Người đứng đầu Cục Tình báo Tổng hợp của Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR) là ông Kyrylo Budanov cho biết: “Bất cứ bên nào kiểm soát được hòn đảo, nghĩa là bất cứ lúc nào cũng có thể ngăn chặn tàu bè di chuyển về phía nam Ukraine”.

Vì lý do này mà mặc dù Đảo Rắn hiện đã thất thủ, nhưng Ukraine vẫn đẩy mạnh phản công, cố gắng đánh đuổi quân Nga ra khỏi hòn đảo, hay ít nhất là liên tục quấy nhiễu.

Còn một lý do khác khiến quân đội Nga phải tốn nhiều sức lực để kiểm soát Đảo Rắn, cũng rất rõ ràng, đó là vì nơi này có thể sử dụng như một con tàu sân bay tĩnh, dù không thể di chuyển nhưng việc đưa các thiết bị tác chiến điện tử và khả năng chống hạm lên đó có thể mang lại giá trị chiến lược đáng kể.

Nga cũng có thể sử dụng hòn đảo này như một căn cứ để tấn công Odessa và mở rộng xung đột sang Moldova và quốc gia ly khai Transnistria, đồng minh của Moscow. Nó thậm chí còn có khả năng cản trở việc triển khai vũ khí và quân đội của NATO từ lãnh thổ Romania.

Cho đến nay, Ukraine đã cố gắng làm thất bại những nỗ lực của Nga trong việc biến Đảo Rắn thành một căn cứ an toàn. Việc tấn công liên tục vào hệ thống phòng không và tàu tiếp tế của Nga bằng các cuộc không kích và máy bay không người lái Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn đến một số thành công quân sự của Ukraine.

Video do các cơ quan vũ trang của Ukraine đăng tải cho thấy, các máy bay không người lái do vệ tinh điều khiển được cho là đã được sử dụng để tiêu diệt ít nhất ba hệ thống phòng không (SAM) tầm thấp, cũng như hai tàu tuần tra, một tàu đổ bộ và một trực thăng Nga đang bay lơ lửng trên đảo.

Tuy vậy, Moscow cũng có phiên bản riêng của họ về các biến cố quân sự đang diễn ra trên Đảo Rắn.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong cuộc tấn công gần nhất của các lực lượng Ukraine lên đảo, phía Nga đã bắn rơi 4 máy bay, gần 30 máy bay không người lái và ít nhất 3 máy bay trực thăng của Ukraine.

Phía Nga cũng tuyên bố hai chục quân nhân Ukraine đã bị giết, bao gồm cả Đại tá Ihor Bedzai, Phó Tư lệnh Hải quân Ukraine. Chính quyền Kyiv đã xác nhận cái chết của ông Bedzai nhưng không phải chết trong trận chiến này.

Theo giới phân tích, mục tiêu trước mắt của Ukraine có lẽ không phải là kiểm soát Đảo Rắn trở lại như trước chiến tranh, vì quân đội của chính họ khi đó cũng sẽ bị đặt vào hoàn cảnh dễ bị thương tổn như lực lượng Nga hiện tại. Thay vào đó, Kyiv được cho là muốn ngăn chặn Moscow củng cố vị trí của họ trên đảo, ngăn quân đội Nga lắp đặt các hệ thống phòng không tầm xa nhằm bảo vệ khu vực và cho phép Moscow tiến hành các hoạt động hải quân trên biển Đen.

Phong Vân (t/h)

Phong Vân

Published by
Phong Vân

Recent Posts

Nhà khoa học TQ công bố trình tự gen virus COVID bị đuổi khỏi phòng thí nghiệm

Nhà virus học người Trung Quốc Trương Vĩnh Chấn đã nhiều lần gặp khó khăn…

40 phút ago

Colombia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro hôm thứ Tư (1/5) cho biết ông sẽ cắt đứt…

47 phút ago

Đọc sách cho trẻ em nghe

Trong khi đọc sách cho trẻ nghe ở Nhật, Mỹ, châu Âu rất phổ biến…

57 phút ago

Nguồn gốc tên gọi các địa danh ở Nam bộ (P1)

Vùng đất Nam bộ có rất nhiều địa danh được người Khmer đặt tên, người…

1 giờ ago

Người con gái chấp nhận lấy Giản Định Đế vì đại nghĩa chống quân Minh

Được lấy vua và phong làm phi tần là mơ ước của nhiều người, nhưng…

1 giờ ago

Đỉnh: Lễ khí cúng tế, khí cụ nấu ăn thời cổ đại

Thời cổ đại, đỉnh không chỉ là khí cụ chủ yếu dùng để nấu và…

1 giờ ago