130 quốc gia ký kết thỏa thuận mức thuế tối thiểu toàn cầu do Hoa Kỳ đề xuất

Kế hoạch thiết lập một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu của ông Biden đã nhận được sự ủng hộ của 130 quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc và Ấn Độ.

(Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ/Nguồn ảnh: Getty Images)

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, bà Janet Yellen là người khởi xướng việc đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu 15%. Theo tờ CBS News, vào ngày 1/7, bà Yellen đưa ra thông báo rằng thỏa thuận chính thức giữa các quốc gia đã được thiết lập.

“Thỏa thuận ngày hôm nay của 130 quốc gia đại diện hơn 90% GDP toàn cầu là một dấu hiệu rõ ràng.” Bà Yellen phát biểu: “Hoa Kỳ sẽ bước vào một cuộc cạnh tranh trong đó chúng ta có thể giành chiến thắng – một cuộc cạnh tranh được đánh giá dựa trên kỹ năng của người lao động và sức mạnh cơ sở hạ tầng của chúng ta. … Giờ đây, chúng ta có cơ hội thiết lập một hệ thống thuế nội địa và trên toàn cầu cho phép người lao động và doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới.”

Kế hoạch tổng thể gồm 2 bước do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) điều phối. Bước thứ nhất cho phép các nước có quyền đánh khoảng 100 tỷ đô la tiền thuế đối với lợi nhuận đa quốc gia của các công ty hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của họ. Bước thứ hai thúc đẩy việc thực hiện mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% mà theo tổ chức OECD ước tính sẽ tạo ra nguồn thu nhập thuế khoảng 150 tỷ đô la một năm cho các chính phủ. 

Mức thuế tối thiểu toàn cầu là một kế hoạch được chính quyền Biden thúc đẩy tích cực nhằm gia tăng ảnh hưởng trên thế giới của mình. Tuy nhiên, cựu TT Donald Trump trước đây đã bác bỏ đề xuất này.

Nhiều quốc gia trên thế giới như Hungary, Estonia, Ireland, Nigeria, Sri Lanka … đã phản đối kế hoạch này, cho rằng nó sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư của họ.

Mức thuế tối thiểu toàn cầu được cho là để nhắm vào các công ty công nghệ lớn (Big Tech) như Facebook, Google, Amazon, đòi hỏi những công ty này phải đóng góp công bằng hơn. Tuy nhiên, thay vì phản đối, Big Tech lại khá hoan nghênh động thái này. Lý do là vì theo như bà Yellen, thì thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ bị loại bỏ khi mức thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng. Như vậy, Big Tech có thể sẽ phải đóng thuế doanh nghiệp cao hơn một chút, nhưng lại không phải trả thuế kỹ thuật số, dẫn đến tổng số tiền thuế phải trả cuối cùng sẽ thấp hơn.

Mặc dù hiện đã có nhiều quốc gia đạt được đồng thuận, nhưng để biến kế hoạch này thành sự thật sẽ còn một chặng đường dài, bởi mỗi chính phủ sẽ phải được Quốc hội thông qua luật này ở từng nước sở tại.

Vy An

Xem thêm:

Vy An

Published by
Vy An

Recent Posts

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

39 phút ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

2 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

2 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

3 giờ ago

WSJ: Ông Putin không ra lệnh xử tử thủ lĩnh đối lập Navalny

Alexei Navalny, lãnh đạo đối lập nổi bật nhất của Nga, đã chết vào ngày…

3 giờ ago

TNS Rubio và đồng nghiệp kêu gọi Chính phủ Mỹ cấm hoàn toàn Huawei

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Elise Stefanik đã yêu cầu Chính phủ…

3 giờ ago