7 loại sữa từ hạt tốt cho sức khỏe có thể thay sữa bò

Với thực trạng ngành công nghiệp sữa đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như hiện nay, ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang các nguồn dinh dưỡng thay thế để đáp ứng nhu cầu trong thực đơn hàng ngày.

(Ảnh: Unsplash)

Ngành công nghiệp sữa đang ảnh hưởng đến môi trường sống đáng kể, để bắt đầu, người ta cần một diện tích đất rộng lớn, phân bón, nước để trồng thức ăn cho bò. Thực tế, những con bò tạo ra vô số khí mê-tan có hại cho môi trường hơn so với carbon dioxide. Sau đó, để chế biến sữa tươi, đóng gói, chuyển đến các nơi trên toàn thế giới, cũng phải tốn rất nhiều năng lượng.

Hiện nay, có nhiều loại sữa thay thế trên thị trường, gồm sữa hạnh nhân, sữa gạo, sữa dừa, sữa gai dầu, sữa yến mạch, sữa đậu nành và sữa đậu… mỗi loại đều có ưu và nhược điểm. Nếu bạn đang cân nhắc việc ngưng sử dụng sữa bò và tìm một loại khác thay vào để có thể dùng lâu dài, thì đây là các lựa chọn thay thế sữa tốt nhất.

1. Sữa hạnh nhân

(Ảnh: Unsplash)

Hạnh nhân có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm chất béo tốt, flavonoid và protein. Nhưng sữa hạnh nhân không có nhiều chất dinh dưỡng như hạnh nhân. Trên thực tế, nhiều lợi ích được tìm thấy trong hạnh nhân không có trong sữa hạnh nhân, bởi vì trong sữa chỉ chứa khoảng 2% hạnh nhân.

Mặc dù có thể không so sánh với hạnh nhân thông thường, nhưng sữa hạnh nhân không có nhiều calo và bổ sung thêm canxi, vitamin. Điều này cho thấy rằng, bạn phải cẩn thận khi mua sữa hạnh nhân, bởi vì nhiều sản phẩm không được tăng cường và cung cấp giá trị dinh dưỡng không cao.

Mặc dù sữa hạnh nhân có vẻ như là một loại thay thế sữa tuyệt vời, nhưng vấn đề tác động lên môi trường của hạnh nhân lại khá cao. Vấn đề lớn nhất với hạnh nhân là chúng cần rất nhiều nước để trồng. Trung bình, phải mất hơn một 3,7 lít nước để trồng một quả hạnh nhân. Và rất nhiều hạnh nhân được trồng tại California, nơi đã chịu hạn hán khắc nghiệt trong vài năm qua.

2. Sữa dừa

(Ảnh: Shutterstock)

Giống như sữa hạnh nhân, sữa dừa không có nhiều lợi ích dinh dưỡng như bạn nghĩ. Bên cạnh việc ít calo, sữa dừa có rất ít vitamin và protein. Nó có kết cấu lỏng và không kết hợp tốt với các loại thực phẩm khác. May mắn thay, các công ty sản xuất sữa dừa đã cải tiến làm cho nó có nhiều dinh dưỡng hơn, và có thể trở thành một loại sữa thay thế khả thi.

Một khía cạnh tích cực khác của sữa dừa là nó có ít tác động đến môi trường. Các trang trại thân thiện với môi trường và chỉ tốn một lượng nhỏ nước để trồng dừa. Cây dừa cũng có thể lọc carbon dioxide, rất tốt để chống lại khí nhà kính. Việc vận chuyển và chế biến là những tác động môi trường duy nhất cần xem xét trong quá trình sản xuất sữa dừa.

3. Sữa gạo

(Ảnh: Milk.Ayya)

Gạo được trồng trên toàn cầu và cần rất nhiều nước để sản xuất. Điểm cộng là có những giống mới giúp việc trồng lúa ít gây hại cho môi trường hơn. Nhưng nhược điểm chính là nhiều giống mới đã bị biến đổi gen, đây là điều mà nhiều quốc gia cho là không an toàn. Ngoài ra còn có nguy cơ ô nhiễm asen trong ruộng lúa.

Khi nói đến hương vị và kết cấu, sữa gạo có hương vị gần với sữa bò. Nó ngọt ngào tự nhiên và có thể kết hợp tốt với ngũ cốc hoặc bánh quy. Sữa gạo nhiều nước hơn sữa bò, nhưng hương vị ngọt ngào làm cho nó trở thành một loại sữa thay thế tốt . Sữa gạo cũng tốt cho những người bị dị ứng đường sữa hoặc các loại hạt, và nó có thể được tăng cường để có thêm nhiều vitamin và canxi, tuy nhiên sữa gạo vẫn có rất ít protein.

4. Sữa gai dầu

(Ảnh: Shutterstock)

Có rất nhiều lợi ích sức khỏe liên quan đến sữa gai dầu. Loại sữa này chứa nhiều protein và axit béo quan trọng. Những chất béo này rất tốt cho việc cải thiện hệ thống tim mạch, duy trì mức cholesterol khỏe mạnh và củng cố làn da. Một nhược điểm của sữa gai dầu là rất nhiều chất dinh dưỡng đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất, nhưng vẫn còn rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe trong sữa gai dầu đã được chế biến.

Quá trình sản xuất cây gai dầu thực sự khá thân thiện với môi trường. Cây gai dầu cứng, do đó cần ít thuốc trừ sâu và thuốc xịt để chống lại cỏ dại. Cây gai dầu cũng giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu nhờ vào khả năng lọc carbon dioxide khỏi khí quyển. Hầu như mọi bộ phận của cây gai dầu đều có thể sử dụng được, vì vậy chất thải ít hơn các loại cây khác.

5. Sữa yến mạch

(Ảnh: Brilio)

Yến mạch từ lâu đã được sử dụng để chống lại các cholesterol xấu, và trong sữa yến mạch cũng có những chất dinh dưỡng tương tự. Điều hấp dẫn là bạn chỉ cần tiêu thụ một số lượng ít sữa yến mạch mỗi ngày để có được lợi ích cần thiết. Mặc dù sữa yến mạch cũng chứa vitamin B, nhưng nó không có nhiều protein và khoáng chất như các loại sữa thay thế khác. Tuy nhiên, những công ty sản xuất đã bổ sung thêm vào các vitamin và chất dinh dưỡng khác.

Giống như hầu hết các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, cần rất nhiều năng lượng để biến yến mạch thành sữa. Tuy nhiên, yến mạch thải ít carbon vào khí quyển hơn các loại cây khác và cần ít nước hơn để phát triển. Ví dụ như hạnh nhân cần lượng nước để trồng nhiều hơn gấp 6 lần so với yến mạch. Điều này làm giảm bớt các mối nguy môi trường trong ngành công nghiệp yến mạch, và làm cho sữa yến mạch trở thành một sự thay thế bền vững.

6. Sữa đậu nành

(Ảnh: Pixabay)

Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành rất gần với sữa bò. Sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, carbohydrate và chất béo. Sự khác biệt chính là không có nồng độ lớn iốt, vitamin B, canxi hoặc đường sữa. Đậu nành là một sản phẩm thực vật, vì vậy khi sản xuất người ta thêm đường vào để làm cho ngọt hơn (vẫn có những lựa chọn không đường trên thị trường). Tuy nhiên, nhược điểm chính của đậu nành là tác động tiêu cực đến môi trường.

Đậu nành đòi hỏi một lượng lớn đất và thuốc trừ sâu để sản xuất. Cây trồng này cũng được biến đổi gen để chịu đựng tốt hơn trong các điều kiện phát triển khác nhau và chống lại sâu bệnh. Có những khu vực rộng lớn của rừng nhiệt đới Amazon đang bị phá hủy để trồng đậu nành. Nếu bạn nghĩ rằng đậu nành là một thay thế khả thi cho sữa truyền thống trong chế độ ăn uống của bạn, hãy xem xét việc mua các nhãn hiệu hữu cơ đúng tiêu chuẩn và đáng tin cậy trên thị trường.

7. Sữa đậu Hà Lan – Pea protein

(Ảnh: Veganenthusiasts)

Với lượng protein trong mỗi ly sữa tương đương với sữa bò, sữa đậu Hà Lan là một lựa chọn thay thế lành mạnh. Sữa đậu Hà Lan cũng tự hào có đủ omega-3 và canxi để cạnh tranh với sữa bò. Loại sữa đậu không đường tự thân đã có chứa một phần đường trong sữa, nhưng hương vị giống như bột của sữa đậu sẽ khiến nhiều người lựa chọn loại có đường. Tuy nhiên, lượng protein có trong một loại sữa thay thế như sữa đậu Hà Lan là rất khó có được.

Sữa đậu Hà Lan là một lựa chọn tuyệt vời cho người tiêu dùng có ý thức với môi trường sinh thái. Đậu Hà Lan thường có thể phát triển mà không cần tưới tiêu và dễ dàng xoay vòng để trồng, đậu Hà Lan còn cố định nitơ tự nhiên trong đất và giảm nhu cầu phân bón nhân tạo. Trồng đậu Hà Lan cần ít nước hơn tới 6 lần so với hạnh nhân và loại sữa này có lượng khí thải carbon nhỏ hơn nhiều so với sữa bò.

Theo Inhabitat
Minh Nguyệt

Xem thêm:

Minh Nguyệt

Published by
Minh Nguyệt

Recent Posts

Cảnh báo chiêu lừa đảo cấp lại mật khẩu VssID – Bảo hiểm xã hội số

Theo quy định, người dân không phải mất bất cứ khoản phí nào khi đề…

21 phút ago

Iraq luật hóa phạt quan hệ đồng giới tối đa 15 năm tù giam

Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật gắn tội quan hệ…

1 giờ ago

Vụ trộm xe máy và 81 đơn hàng của shipper: Bắt thêm đồng phạm trong nhóm trộm

Ghé ăn trưa mà không rút chìa khóa xe, nam shipper bị trộm cả xe…

3 giờ ago

Nguồn gốc tên gọi một số địa danh ở Sài Gòn (P3)

Gia Định thời đó là tiền thân của thành Phố Sài Gòn sau này, vì…

3 giờ ago

Đạo làm quan thời xưa: Xử chặt chân người, người vẫn cảm ân

Người làm quan cần thanh chính liêm khiết, không sợ quyền thế, nhưng phẩm chất…

3 giờ ago

Nhìn lại sự phát triển Phật giáo qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Phật giáo phát triển mạnh tới tận triều đình nước ta từ thời nhà Đinh…

3 giờ ago