Daily NK: Kim Jong-un cấm dùng thuốc TQ tại bệnh viện trọng điểm

Một nguồn tin cấp cao đã nói với Daily NK rằng quan chức cấp cao Bắc Triều Tiên sau khi tiêm thuốc do Trung Quốc sản xuất đã tử vong. Sự việc này khiến ông Kim Jong-un tức giận, đã hạ lệnh các bệnh viện trọng điểm của Bắc Triều Tiên nhất loạt cấm sử dụng thuốc của Trung Quốc.

Ngày 20/6/2019, ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đến Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju đích thân ra sân bay đón tiếp. (Ảnh: truyền thông nhà nước Trung Quốc).

Theo trang Daily NK đưa tin, gần đây một quan chức Bắc Triều Tiên hơn 60 tuổi do mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim đã được đưa đến bệnh viện trực thuộc Đại học Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, do tình trạng của vị quan chức này không tốt, bác sĩ thấy đã làm nhiều loại điều trị nhưng không có khởi sắc, cuối cùng quyết định cho “dùng thuốc mạnh”. Bác sĩ đã tiêm cho ông thuốc cocarboxylase, loại thuốc mà Bắc Triều Tiên gọi là “vạn linh đan”. Mặc dù vậy, vị quan chức cấp cao này bệnh vẫn trở nặng và qua đời không lâu sau khi tiêm thuốc. 

Báo cáo cho biết, vị quan chức này có địa vị rất cao trong giới chính trị Bắc Triều Tiên, là quan chức qua hai thế hệ lãnh đạo ở quốc gia này, hơn nữa rất được ông Kim Jong-un tin tưởng. Sau đó, đội ngũ điều tra của ông Kim đã phát hiện ra, loại thuốc tiêm cho quan chức này không phải là thuốc nội địa của Bắc Triều Tiên, mà do Trung Quốc sản xuất.

Bác sĩ điều trị chính của vị quan chức này lúc đầu định tiêm thuốc của Bắc Triều Tiên sản xuất, nhưng đại đa số người khác đều cho rằng chất lượng thuốc do Bắc Triều Tiên sản xuất chất lượng không tốt, do sự thuyết phục của các bác sĩ khác, nên ông quyết định tiêm thuốc do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, vị bác sĩ này lại tuyên bố ra ngoài rằng đã dùng thuốc của Bắc Triều Tiên. 

Dù được tiêm thuốc Trung Quốc, vị quan chức cấp cao này vẫn tử vong. Sự việc này đã khiến ông Kim Jong-un rất không hài lòng, thậm chí nghi ngờ chất lượng thuốc của Trung Quốc sản xuất, do đó đã ra lệnh tất cả các bệnh viện trọng điểm của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là bệnh viện cấp ‘minh tinh’ của Bình Nhưỡng đều phải cấm toàn diện việc sử dụng thuốc Trung Quốc.

Tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc bị nghi ngờ

Đến ngày 13/5, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cao nhất trên thế giới là Seychelles. Trong đó có 69,7% dân số đã tiêm một mũi vắc-xin; 61,4% dân số đã tiêm 2 mũi. Còn nước có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao thứ hai thế giới là Israel, có 62,7% dân số đã tiêm một mũi, và 58,8% dân số đã tiêm hai mũi. 

Ngày 12/5, theo New York Times đưa tin, vắc-xin chủ yếu mà Israel tiêm chủng là vắc-xin của Pfizer, và còn phê chuẩn vắc-xin của Moderna, hiện tại tỷ lệ tiêm chủng lên đến 60%, trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng lớn thứ hai thế giới. Số lượng ca xác nhận lây nhiễm mỗi ngày từ gần 10.000 ca vào cao điểm tháng Một đã giảm xuống đến nay chỉ có 50 đến dưới 100 ca, gần như đang có xu hướng về 0. 

Seychelles là quốc đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương. Quốc gia này chủ yếu sử dụng vắc-xin của Trung Quốc. Trong đó, 57% đã tiêm vắc-xin của Sinopharm, 43% đã tiêm vắc-xin của AstraZeneca. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, nhưng gần đây tình hình dịch bệnh tại nước này lại có xu hướng tăng; ngoài ra theo Reuters đưa tin, trong một tuần, trong 10.000 thì có 1223 người thông báo lây nhiễm, tỷ lệ này cũng là cao nhất thế giới. 

Hungary chính thức mở cửa cho công chúng sử dụng vắc xin COVID-19 do Sinopharm phát triển vào ngày 4/2. Hungary trở thành quốc gia EU đầu tiên sử dụng vắc xin của Trung Quốc. Tuy nhiên, Hungary đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới sau đợt tiêm chủng quy mô lớn vắc xin do Sinopharm Trung Quốc sản xuất.

Chile, một quốc gia Nam Mỹ với khoảng 19 triệu người, từ tháng 12 năm ngoái đã thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng vắc-xin. Ban đầu tiêm vắc-xin COVID-19 cho nhân viên y tế tuyến đầu, hơn nữa vào tháng Hai đã nhận gần 4 triệu liều vắc-xin của Sinovac và bắt đầu tiêm cho người già và nhân viên công tác quan trọng. Mặc dù có 35% người dân đã tiêm chủng vắc-xin, trong đó có 90% người đã tiêm vắc-xin Sinovac, nhưng trong hai tháng qua số người lây nhiễm ở Chile mỗi ngày đều tăng, tỷ lệ xác nhận lây nhiễm tăng 35%. Hiện tại quốc gia này có tổng cộng 2,84 triệu người lây nhiễm. 

Từ trung tuần tháng Một, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tiêm vắc-xin Sinovac, hiện tại có ít nhất 8 triệu người tại nước này đã tiêm vắc-xin, chiếm 10% dân số, nhưng dịch bệnh vào nửa cuối tháng Hai quay trở lại. Ngày 30/3, thậm chí có 37.303 ca nhiễm mới, là mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát vào ngày 11/3 năm ngoái. Hiện tại quốc gia này có tổng cộng khoảng 4,63 triệu người lây nhiễm. 

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm:

Vương Quân

Published by
Vương Quân

Recent Posts

Lốc xoáy ở Quảng Châu khiến 40 người thương vong, tuyết rơi giữa mùa hạ tại Hà Bắc

Quảng Châu tỉnh Quảng Đông có mưa đá to như nắm tay, và lốc xoáy…

39 phút ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 1)

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng tư hàng năm bao giờ cũng là…

1 giờ ago

Kiểu người “thiệt thòi” nhất thế gian

Người hay nhẫn nhục chịu thiệt không nhất định sẽ là người thiệt thòi nhất…

1 giờ ago

Cổ nhân liệu có tài mượn gió?

Có lẽ rất nhiều người đã nghe về chuyện Gia Cát Lượng "mượn gió" trong…

1 giờ ago

Nơi ở của Hoàng đế vì sao lại gọi là Dưỡng Tâm Điện?

Triều nhà Thanh có tám vị Hoàng đế nối tiếp nhau sống ở Dưỡng Tâm…

2 giờ ago

Nội hàm của chữ “Hòa” trong văn hóa truyền thống

“Hòa” là đạo đức truyền thống được tôn sùng, là nguyên tắc cơ bản bao…

2 giờ ago