Sau lệnh bắt giữ ông Putin, Nga mở vụ kiện ngược lại ICC

Ủy ban Điều tra của Nga cho biết Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã cố tình buộc tội một người vô tội.

Cơ quan điều tra hàng đầu của Nga đã mở một vụ án hình sự chống lại công tố viên và thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), những người đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Động thái này được Ủy ban điều tra nhà nước Nga công bố hôm thứ Hai, chỉ ba ngày sau khi ICC cáo buộc ông Putin và ủy viên phụ trách các vấn đề trẻ em Maria Lvova-Belova về tội ác chiến tranh trục xuất trẻ em từ Ukraine sang Nga.

Một ngày sau khi bị buộc tội, ông Putin đã có chuyến thăm bất ngờ tới thành phố Mariupol của Ukraine do Nga chiếm đóng – một trong những nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc xâm lược Ukraine.

Ủy ban cho biết không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Putin và các nguyên thủ quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối theo một công ước của Liên Hợp Quốc năm 1973.

“Việc truy tố hình sự rõ ràng là bất hợp pháp, vì không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự,” tuyên bố của Nga cho biết.

Ủy ban cho biết hành động của công tố viên ICC có dấu hiệu phạm tội theo luật pháp Nga, bao gồm cả việc cố ý buộc tội một người vô tội.

Công tố viên và các thẩm phán cũng bị cáo buộc “chuẩn bị tấn công đại diện của một quốc gia nước ngoài được hưởng sự bảo vệ quốc tế, nhằm gây phức tạp hóa quan hệ quốc tế”.

Điện Kremlin đã gọi việc ban hành lệnh của ICC là thái quá nhưng vô hiệu về mặt pháp lý, vì Nga không phải là bên ký kết hiệp ước thành lập ICC.

Hôm thứ Hai, Nga cho biết động thái của tòa án là một dấu hiệu của “sự thù địch rõ ràng” tồn tại chống lại Nga và chống lại cá nhân ông Putin.

Chủ tịch ICC Piotr Hofmanski hôm thứ Sáu nói rằng việc Nga không phải là một phần của ICC để lệnh được ban hành là “hoàn toàn không liên quan”, theo hãng tin Al Jazeera.

“Theo quy chế của ICC, có 123 quốc gia thành viên, chiếm 2/3 toàn bộ cộng đồng quốc tế, tòa án có thẩm quyền đối với các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên hoặc một quốc gia đã chấp nhận quyền tài phán của mình. Ukraine đã hai lần chấp nhận ICC – vào năm 2014 và sau đó là vào năm 2015,” ông Hofmanski nói.

Các quan chức ICC bị nhắm mục tiêu trong cuộc điều tra của Nga là công tố viên Karim Khan, một luật sư người Anh, và các thẩm phán Tomoko Akane, Rosario Salvatore Aitala và Sergio Gerardo Ugalde Godinez.

Động thái của ICC buộc 123 quốc gia thành viên của tòa án phải bắt giữ ông Putin và chuyển ông đến The Hague để xét xử nếu ông ta đặt chân lên lãnh thổ của họ.

Ông Putin khó có thể bị bắt giữ và Nga không dẫn độ công dân của mình, nhưng động thái hiếm hoi chống lại một Tổng thống đang tại nhiệm là một bước biểu tượng quan trọng để quy trách nhiệm cho ông Putin về hậu quả của cuộc xâm lược Ukraine.

Ukraine cho biết hơn 16.000 trẻ em đã được chuyển bất hợp pháp sang Nga hoặc các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần 13 tháng trước.

Trong khi đó, Nga cho rằng họ đã đưa hàng nghìn trẻ em Ukraine đến Nga trong chiến dịch nhân đạo nhằm bảo vệ trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi trong khu vực xung đột.

Xuân Lan (theo Al Jazeera)

 

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Đạo làm quan thời xưa: Xử chặt chân người, người vẫn cảm ân

Người làm quan cần thanh chính liêm khiết, không sợ quyền thế, nhưng phẩm chất…

3 phút ago

Nhìn lại sự phát triển Phật giáo qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Phật giáo phát triển mạnh tới tận triều đình nước ta từ thời nhà Đinh…

13 phút ago

Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên cùng 2 cán bộ bị bắt

Liên quan đến vụ án sai phạm đất đai xảy ra tại Trung tâm Phát…

21 phút ago

Mỹ sẽ sản xuất ‘máy bay ngày tận thế’ mới

Mỹ sẽ sản xuất “máy bay ngày tận thế" mới để cho phép tổng thống…

23 phút ago

Tản mạn về lễ nghi đội mũ của người xưa

Thời quân chủ, mũ tượng trưng thân phận và địa vị, đội mũ là một…

23 phút ago

Có nhạc giao hưởng phương Đông cổ đại không?

Nền âm nhạc giao hưởng tại phương Đông ra đời sớm hơn phương Tây một…

33 phút ago