Giải thích: Pháp Luân Công đã xuất hiện như thế nào?

Câu chuyện của Pháp Luân Công đã trải qua tròn 30 năm, kể từ ngày Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập môn công pháp, bắt đầu khóa giảng đầu tiên của mình tại Trường Trung học V, thành phố Trường Xuân, Trung Quốc, với khoảng 180 người tham dự.

Có lẽ không nhiều người khi ấy hình dung được rằng, Pháp Luân Công rồi sẽ trở thành một hiện tượng đặc biệt, đáng lưu tâm nhất trong lịch sử đương đại. Bởi vì nó phản ánh đầy đủ và sâu sắc những biến động dữ dội, muôn màu muôn vẻ và chất chứa đầy lo âu của thế giới.

Để hiểu Pháp Luân Công, chúng ta có thể kể lại câu chuyện về sự ra đời của môn phái. Câu chuyện đó bắt đầu từ rất xa xôi, rất nhiều năm trước khi Pháp Luân Công xuất hiện.

Hơn 5000 năm trước, tại châu thổ sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, dân tộc Trung Hoa bắt đầu gây dựng giống nòi, trải qua bao triều đại, đã tạo dựng được một nền văn minh sáng lạn.

Người dân Trung Quốc tự gọi quê nhà mình là mảnh đất Thần Châu; họ sùng bái Trời, sùng bái những vị cổ xưa nhất ở trên Trời, gọi là Lão Thiên Gia, và xem lòng khiêm nhường chân chính đến từ sự kính úy đối với Thần Linh.

Từ Hiên Viên Hoàng Đế  2 lần đi tìm Quảng Thành Tử cầu Đạo, Khổng Tử hướng đến Lão Tử học Đạo, rồi đến Phật giáo từ Ấn Độ truyền nhập về phương Đông; Nho, Phật, Đạo đã đặt định ra văn hóa trọng Đức hành Thiện, tin vào nhân quả báo ứng cho người dân Trung Quốc, lưu lại Văn hóa Truyền thống truyền đời cho đến nay.

Ngoài những quy tắc tại nhân gian, tại Trung Quốc trong văn hóa truyền thống, còn có bộ phận xuất thế, tìm kiếm siêu thoát khỏi trần gian thế tục. Người xuất gia tu trong chùa, trong đạo viện, hay trong hang động núi cao… có phần tương tự như tu hành trong tu viện tại các nền văn hóa khác.

Và văn hóa tu luyện này đã trở về với nước Trung Quốc hiện đại, dưới hình thức phong trào khí công nở rộ khắp đất nước, khởi đầu ngay giữa thời Đại Cách Mạng Văn Hóa, khi Hồng vệ binh theo Mao Trạch Đông bắt đầu nhiệm vụ gọi là Phá tứ cựu (tiêu diệt 4 cái cũ), bao gồm: Văn hóa cũ, Tư tưởng cũ, Phong tục cũ, Tập quán cũ.

Mọi cái cũ phải bị tiêu diệt cho bằng hết! Nói thẳng ra, là tàn sát Văn hóa Truyền thống, đập bỏ những di tích của Trung Hoa cổ đại và viết lại lịch sử mới lấy ĐCSTQ và Mao Trạch Đông làm trung tâm.

Các tòa nhà và đường phố bị đổi tên. Hàng vạn di tích, văn vật, đồ cổ bị hủy hoại, đốt phá. Người dân bị sỉ nhục, bị tra tấn và bị giết. Mặc dù Hồng vệ binh đã được giải tán vào năm 1969, nhưng Cách mạng Văn hóa vẫn còn tiếp diễn đến năm 1976, khi Mao Trạch Đông qua đời.

Làn sóng cực tả điên cuồng quét qua Trung Hoa trong 10 năm ấy, đã khiến hơn 1 triệu người chết, và văn minh 5.000 năm Trung Hoa bị tàn diệt vĩnh viễn.

Có thể nói, khi Phá tứ cựu phá hủy Văn hóa Truyền thống Trung Quốc, thì phong trào khí công khai thủy vào chính thời điểm ấy, đã mở đường cho một sự phục hưng những giá trị cổ xưa tại mảnh đất này.

Những môn khí công thời bấy giờ chủ yếu đề cập đến rèn luyện sức khỏe, cho đến khi Pháp Luân Công xuất hiện hơn 10 năm sau, tiết lộ rằng “khí công” – một danh từ mới xuất hiện để né tránh bão táp của Phá tứ cựu – thực chất chính là “tu luyện” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Pháp Luân Công nhấn mạnh nhiều hơn vào tu dưỡng đạo đức tinh thần, đề cao phẩm hạnh, là một người tốt sống theo các nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn; và xem đó là mấu chốt cho việc thăng tiến trong tu luyện.

Sau cái chết của Mao Trạch Đông, những người có tư tưởng cải cách kinh tế lên nắm quyền ở Trung Quốc. Từ đống tro tàn của Cách mạng văn hóa, một Trung Quốc mới dần nổi lên. Một số người bị đàn áp trong Cách mạng Văn hóa nay được phục hồi, nhưng gần như không có nỗ lực nào nhằm truy tố những tội ác của Cách mạng Văn hóa, hay để hàn gắn những vết thương mà nó để lại cho những người đã trải qua.

Di sản của Mao Trạch Đông được nhìn xét lại, nhưng bản thân Mao Trạch Đông thì không bị phê phán.

Đến năm 1989, tinh thần cải cách đã chết yểu cùng với cuộc thảm sát hàng nghìn sinh viên và dân chúng đến thỉnh nguyện tại Thiên An Môn.

Biến cố này là một bước ngoặt nữa đối với Trung Quốc. Một số nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách như Triệu Tử Dương bị lật đổ, và một số người khác được hưởng lợi từ việc tán thành vụ thảm sát đẫm máu tanh, bao gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Giang Trạch Dân sau đó đã leo lên ngai vàng quyền lực của ĐCSTQ, thông qua một thủ tục bất thường về hiến pháp, đó là cuộc bỏ phiếu ngày 27/05/1989 của bát đại nguyên lão, do Đặng Tiểu Bình làm hạt nhân.

Năm 1989 cũng đồng thời là năm Ông Lý Hồng Chí bắt đầu ra truyền dạy Pháp Luân Công, trước tiên cho một nhóm nhỏ người theo học, để đảm bảo không còn gì sơ sót trước khi truyền rộng ra công chúng.

Mười năm sau, con đường của Giang Trạch Dân và Pháp Luân Công đã cắt nhau bên ngoài những bức tường của Trung Nam Hải. Mười ngàn học viên Pháp Luân Công, dưới sự hướng dẫn của cảnh sát, đã lặng lẽ đứng thỉnh nguyện 16 tiếng đồng hồ trên đường Phủ Hữu, bên ngoài Tổng hành dinh của ĐCSTQ, với hy vọng chính phủ có thể lắng nghe tiếng nói của họ.

Giang Trạch Dân đơn phương hành động, và cuộc đàn áp bắt đầu. Câu chuyện về Pháp Luân Công được viết sang một chương mới. Chương của máu và nước mắt. Nhưng không chỉ có máu và nước mắt, mà còn có khoan dung và kiên định và những lời kêu gọi lương tri tha thiết.

Trước thời điểm 20/07/1999, Pháp Luân Công là một phần bình thường của xã hội Trung Quốc. Khi tiếng hò hét của các Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa, và tiếng bánh xích xe tăng trên Quảng trường Thiên An Môn tan biến dần vào trong thinh không, thì di sản của nó vẫn đè nặng lên người dân Trung Quốc như một vùng cấm kỵ mơ hồ.

Người dân được cho phép tự do làm giàu, và làm giàu lại trở thành cơn sốt mới, để lại phía sau một khoảng trống rỗng tâm linh mênh mông.

Như “lá rụng về cội”, con người ở bất cứ nơi đâu, đều chưa bao giờ ngừng khao khát tìm lại cội nguồn của chính mình. Việc Pháp Luân Công làm sống lại các khái niệm đạo đức truyền thống đã cộng hưởng với những ký ức về một thời lịch sử đã chết; và trong một đất nước đã bị cắt đứt với quá khứ một cách thô bạo như Trung Quốc, thì sự xuất hiện của Pháp Luân Công đã đem đến một con đường để nối liền lại khoảng cách này.

Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, sinh vào ngày 13 tháng 5 năm 1951 (tức ngày mồng 8 tháng Tư Âm lịch), trong một gia đình trí thức bình thường ở thành phố Công Chủ Lĩnh, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Ông lớn lên trong thời kỳ Đại Cách Mạng Văn Hóa, và bắt đầu từ năm 1984, khi khí công trở nên phổ biến khắp Trung Quốc, Ông Lý Hồng Chí đã dốc toàn tâm cho việc sáng lập ra Pháp Luân Công, một môn khí công dựa trên pháp môn tu luyện mà ông đã học theo từ khi còn nhỏ.

Trong nhiều năm, ông đã khảo sát và nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng các môn phái khí công ở trong và ngoài Trung Quốc; đồng thời phân tích các đặc tính của con người thời hiện đại, vì Pháp Luân Công sẽ được dạy trong xã hội người thường nên cần phải thích nghi với lối sống của con người hiện đại.

Theo lời mời của các Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công địa phương, từ ngày 13 tháng 5 năm 1992 đến ngày 21 tháng 12 năm 1994, Ông Lý Hồng Chí đã tổ chức tổng cộng 56 khóa học về Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc.

Mỗi khóa học kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày, với mức phí thu rất thấp, chỉ đủ cho in ấn tài liệu và công tác tổ chức. Mặc dù mỗi khóa học có rất đông người tham dự, nhưng phần lớn người theo học Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn là qua khẩu truyền, người này giới thiệu cho người kia. Những người học Pháp Luân Công thường gọi ông Lý là Thầy, hoặc Đại Sư để tỏ lòng tôn kính.

Ban đầu, cả chính quyền và các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều rất ủng hộ; truyền hình nhà nước đã nhiều lần phát đi các buổi phỏng vấn các học viên, nói rằng họ đã cải thiện được sức khỏe và lối sống nhờ môn tập.

Nhưng trước việc ngày càng có nhiều người theo học Pháp Luân Công, thái độ của các nhà cầm quyền ĐCSTQ đã dần dần biến chuyển theo năm tháng. Điều này nghe thật trớ trêu, vì khi có thêm nhiều người muốn làm người tốt, và có ít đi người xấu, thì chẳng phải đối với bất kỳ xã hội nào cũng là một điều tốt?

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đại Thảm Sát, nói trong phim tài liệu Một thập niên dũng cảm (2009) do Đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất, rằng: “Ở Phương Tây, chúng tôi nghĩ về Trung Quốc như một nhà nước độc tài, nhưng chúng tôi không thực sự hình dung được việc nhà nước độc tài đó sử dụng vũ lực như thế nào, và đó là việc đã xảy ra với Pháp Luân Công.”

Đến 20 tháng 7 năm 1999, đối với nhiều người, đó là một ngày đến và đi như bao ngày khác, nhưng cuộc sống của 1/5 dân số thế giới đã thay đổi vĩnh viễn.

Hàng ngàn người đứng lên bảo vệ môn tập đã bị giết chết một cách tàn bạo, bị làm cho phát điên hay buộc phải rời khỏi đất nước. Những ai đứng về phía chính quyền thường bị bắt phải bức hại chính đồng bào của họ. Và đó có lẽ là điều buồn bã nhất trong câu chuyện này.

Nhưng cuối cùng thì, câu chuyện của Pháp Luân Công sẽ được định nghĩa không phải bằng cuộc đàn áp tàn khốc mà là bằng niềm tin kiên định không lay chuyển của họ.

Phong Vân (t/h)

Bài viết và video có sử dụng nội dung từ:

 * Phim tài liệu A Decade of Courage (2009), Đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất. Bản dịch tiếng Việt: Một thập niên dũng cảm, được đăng trên Minh Huệ Net.

* Bài viết Biên niên sử các mốc lịch sử quan trọng trong thời gian hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng, và một số tư liệu khác xuất bản trên Minh Huệ Net.

Phong Vân

Published by
Phong Vân

Recent Posts

Ai “phanh gấp” HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2-5?

Không bao lâu sau khi thông báo kế hoạch triển khai hệ thống KRX bắt…

3 giờ ago

Ông Blinken họp báo tiết lộ nội dung trong chuyến thăm Trung Quốc

Ông Blinken đến Trung Quốc vào thời điểm quan hệ Mỹ - Trung đang căng…

7 giờ ago

Tắm vào buổi sáng hay buổi tối sẽ tốt hơn?

Có người thích tắm vào buổi sáng vì họ cảm thấy tràn đầy năng lượng…

8 giờ ago

Philippines phủ nhận đạt thỏa thuận với Trung Quốc về bãi cạn trên Biển Đông

Theo Reuters đưa tin, Philippines hôm thứ Bảy (27/4) đã lên tiếng bác bỏ một…

9 giờ ago

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch AIC trong vụ án thứ 4

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố về hai tội Vi phạm…

12 giờ ago

Nghệ An có thêm tượng Hồ Chủ tịch

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề 'Bác Hồ về thăm quê' dự…

13 giờ ago