Thế Giới

Nông dân Pháp biểu tình, chặn ông Macron tại triển lãm nông nghiệp

Ngày 24/2, một nhóm nông dân đã xông vào Triển lãm Nông nghiệp Paris để phản đối, bao vây Tổng thống Pháp Macron, và xảy ra đụng độ với cảnh sát. Các cuộc biểu tình của nông dân đã nổ ra ở nhiều nước châu Âu trong năm nay. Nông dân Pháp đã phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn vào tháng Một để phản đối các chính sách nông nghiệp của chính phủ.

Vào ngày 24/2, những người nông dân giận dữ đã đụng độ với cảnh sát Pháp tại lễ khai mạc Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Pháp lần thứ 60 được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Porte de Versailles ở Paris. (Ảnh: LEWIS JOLY/POOL/AFP qua Getty Images)

Nông dân Pháp biểu tình tại Triển lãm Nông nghiệp Paris

Theo AFP, Reuters đưa tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã xuất hiện tại triển lãm nông sản hàng năm để chủ trì lễ khai mạc vào ngày 24/2. Ông đã vấp phải sự phản đối và lăng mạ từ hàng trăm nông dân trên đường, sau đó đám đông trở nên giận dữ, họ thậm chí còn vượt qua hàng rào và đụng độ với cảnh sát, cuối cùng 3 người đã bị cảnh sát bắt giữ, hiện đã được thả.

Reuters chỉ ra rằng sau cuộc gặp với các lãnh đạo hiệp hội nông dân, ông Macron đã hủy hành trình ban đầu vốn để nói chuyện với nông dân và các nhà bán lẻ tại triển lãm, đồng thời lên án hành vi phá hoại triển lãm nông nghiệp. Ông hứa sẽ tổ chức các cuộc tham vấn thêm với các nhà lãnh đạo nông nghiệp trong vòng 3 tuần sau khi triển lãm kết thúc vào ngày 3/3.

Video trực tiếp tại hiện trường cho thấy nông dân và cảnh sát xô đẩy nhau và vô tình đè hỏng hàng rào của một sạp hàng gần đó, khiến cả hai nhóm cùng ngã xuống. Toàn bộ phòng triển lãm tràn ngập tiếng la hét “Macron hạ đài” và tiếng còi chói tai của cảnh sát.

Theo báo cáo, cảnh sát đã bắt đầu kiểm soát những người biểu tình ở một khoảng cách an toàn, trong khi ông Macron thoải mái nếm thử mật ong, pho mát và các sản phẩm nông nghiệp khác từ khắp nước Pháp, đồng thời bắt tay và nói chuyện cùng các nhà triển lãm.

Khi ông Macron tiến vào khu vực nông nghiệp và chăn nuôi, hàng trăm nông dân biểu tình đã vượt qua hàng rào bên cạnh khu triển lãm, một lượng lớn người dân bao gồm cả cảnh sát đã ngã xuống.

Trên thực tế, ông Macron đã tổ chức một cuộc họp kéo dài 2 giờ với 3 tổ chức nông dân hàng đầu của đất nước trước khi xuất hiện tại triển lãm nông nghiệp.

Trước đó, ông Jean Lefevre, thành viên của tổ chức nông nghiệp lớn nhất Pháp, Liên đoàn Công đoàn Nông dân Quốc gia (FNSEA), đã đưa ra cảnh báo cho ông Macron, đe dọa rằng nếu chính phủ không thể đáp ứng nhu cầu của nông dân, thì cũng sẽ không cho ông được yên.

Các cuộc biểu tình của nông dân lan rộng khắp châu Âu

Một làn sóng phản đối của nông dân đã nổ ra khắp châu Âu trong năm nay, yêu cầu cải thiện đãi ngộ đối với nông dân, giảm bớt sự cứng nhắc quan liêu và tố cáo sự cạnh tranh không công bằng từ các loại ngũ cốc giá thấp của Ukraine. Từ Paris đến Berlin, từ Brussels đến Rome, các chính sách của chính phủ châu Âu như cắt trợ cấp và nới lỏng nhập khẩu nông sản đã khơi dậy sự phẫn nộ của nông dân. Ít nhất 17 nước châu Âu đã tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn vào đầu năm nay. Các cuộc biểu tình diễn ra ở Pháp, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc.

Vào ngày 1/2, nông dân đến từ Pháp, Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác đã lái máy kéo chặn đường ở Brussels và ném trứng, đá và các mảnh vụn khác vào Nghị viện EU để phản đối chính sách nông nghiệp chung mới.

Hãng tin AFP đưa tin trước đó rằng nông dân Pháp phàn nàn về một loạt vấn đề, bao gồm chi phí tăng cao, mục tiêu giảm phát thải carbon, giá nhiên liệu, lạm phát, quan liêu và nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.

Việc nông dân Pháp huy động biểu tình đã tạo ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với Thủ tướng Gabriel Attal. Sau khi Tổng thống Pháp Macron cải tổ nội các, ông Aittal mới nhậm chức cách đây 3 tuần.

Sau hơn một tuần biểu tình của nông dân ở Pháp, những người nông dân bất bình ở các nước châu Âu khác đã tham gia phong trào. Các nơi như Ý, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ và Romania, cũng liên tiếp có các hoạt động biểu tình.

Pháp là nước được hưởng lợi lớn nhất từ ​​trợ cấp nông nghiệp của EU, nhận hơn 9 tỷ Euro mỗi năm. Pháp từng là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất EU nhưng hiện đứng thứ ba, sau Hà Lan và Đức.

Lỗi của Ukraine và chính sách xanh?

Đầu năm mới 2024, nông dân Đức tiếp tục các hoạt động biểu tình bắt đầu từ cuối năm ngoái, biểu tình nhanh chóng lan sang các nước láng giềng, nông dân Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan và Romania lái máy kéo xuống đường để bày tỏ sự bất mãn.

Sự tức giận của nông dân các nước châu Âu nhắm vào yêu cầu bảo vệ môi trường trong phiên bản mới của “Chính sách nông nghiệp chung” (CAP) và “Thỏa thuận xanh” (Green Deal) của EU. “Thỏa thuận mới xanh” đã xây dựng một loạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường hạn chế canh tác làm điều kiện để được trợ cấp, bao gồm luân canh cây trồng và giữ lại 4% đất bỏ hoang hoặc đất không sản xuất. Tuy nhiên, nông dân chỉ trích những biện pháp này là xa rời thực tế và gia tăng gánh nặng hành chính, cuối cùng buộc EU phải nhượng bộ, cho phép tiếp tục canh tác trên những vùng đất lẽ ra được dành để bảo tồn thiên nhiên và cho phép các chính phủ áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, chi phí sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước EU đã tăng lên do chi phí năng lượng, phân bón và vận chuyển đều tăng. Chính phủ và các nhà bán lẻ nhận thức được tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với người tiêu dùng, nên liên tiếp có các hành động để giảm giá thực phẩm tăng cao.

Mặc dù nông dân từ nhiều quốc gia khác nhau có những yêu cầu khác nhau, nhưng chính sách miễn thuế đối với một số sản phẩm nông nghiệp của EU để hỗ trợ Ukraine đã gây ra sự bất bình trên diện rộng. Do chi phí sản xuất nông nghiệp ở Ukraina thấp hơn so với ở EU, cùng với lợi thế về giá do thuế quan ưu đãi đối với các sản phẩm nông nghiệp, giá cả ở các nước Trung và Đông Âu đã bị đẩy xuống bởi một lượng lớn nông sản giá rẻ từ Ukraine. EU trước đó dự kiến ​​kéo dài thời gian miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine (đặc biệt là nông sản) đến tháng 6/2025, điều này đã gây ra làn sóng phản đối từ nông dân.

Cuộc “Cách mạng xanh” càn quét thế giới từ những năm 1960 đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và hạ giá thành, nhưng phương thức sản xuất dựa vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu cũng dẫn đến suy thoái đất và ô nhiễm; thâm canh đã cho phép nhiều người có thực phẩm thịt giá rẻ hơn, nhưng nó cũng dẫn đến suy thoái đất và ô nhiễm. Thêm vào lượng khí thải carbon, chất thải chăn nuôi cũng trở thành vấn đề khó.

Khi vấn đề về biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn, EU đang cố gắng giảm lượng khí thải carbon nông nghiệp và thúc đẩy một hệ thống nông nghiệp và thực phẩm lành mạnh và thân thiện với môi trường hơn. EU công bố mục tiêu đến năm 2030 nông nghiệp hữu cơ chiếm 25% “từ trang trại đến bàn ăn”, giảm một nửa thuốc bảo vệ thực vật và giảm 25% lượng phân bón sử dụng.

Theo dữ liệu Eurostat, giá tại cổng trang trại ở châu Âu (tức là giá cơ bản mà nông dân nhận được từ các sản phẩm nông nghiệp) đã giảm trung bình gần 9% trong quý 3 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước đó, chỉ có một số ít như dầu ô liu và các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt đã đi ngược lại xu hướng và tăng giá.

Dương Thiên Tư

Published by
Dương Thiên Tư

Recent Posts

Tỷ phú Elon Musk ra mắt dịch vụ Starlink cho Indonesia

Ông Elon Musk đăng logo SpaceX và lá cờ Indonesia bay phấp phới trên tài…

21 phút ago

Phó Thủ tướng Slovakia: Thủ tướng Fico ‘không còn nguy hiểm đến tính mạng’

Phó thủ tướng Slovakia Tomas Taraba nói với đài truyền hình nhà nước Anh BBC…

48 phút ago

Bầu cử ở xã thôn ngày xưa

Các chính sử chép rất sơ lược về tổ chức xã thôn. Sở dĩ sử…

1 giờ ago

Chi Nê: Làng khoa bảng bên dòng sông Bùi

Trong lịch sử khoa bảng, làng Chi Nê với 3 dòng họ Ngô, Nguyễn, Trần…

1 giờ ago

Tâm an là phúc đức lớn nhất của đời người

Một người có nội tâm an tường tự nhiên cũng sống được thản đãng hơn.

1 giờ ago

Iran: Nếu một tổng thống đương nhiệm qua đời, điều gì xảy ra tiếp theo?

Trong trường hợp xấu nhất xảy ra với ông Raisi, Hiến pháp Iran đã có…

2 giờ ago