Có thật bố mẹ Tây nuôi dạy con nhàn tênh?

Xưa nay trên mạng và ngoài đời người ta hay đồn đoán rỉ tai nhau rằng cha mẹ Việt nuôi con mới vất vả chứ cha mẹ Tây nuôi còn nhàn tênh! Có thật thế không?

Nếu xét trên bình diện chung tôi không rõ! Cần các nghiên cứu cụ thể. Nhưng đọc các sách viết về trải nghiệm nuôi dạy con của các tác giả phương Tây thì thấy nuôi con luôn là thử thách của tất cả các bậc cha mẹ bất chấp quốc gia, trình độ học vấn, dân tộc…

Con cái luôn đặt ra thử thách toàn diện đối với cha mẹ từ sức khỏe, khả năng tập trung, chịu đựng – nhẫn nhịn, tới lòng khoan dung và năng lực tài chính.

Cuốn sách “Hai nụ hôn cho Maddy” của tác giả Mathew Logelin kể về trải nghiệm của tác giả trong việc nuôi dạy con sẽ cho ta biết cụ thể hơn về điều ấy.

(Ảnh: Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

Vợ Mathew Logelin mất ngay khi sinh con gái mà chưa kịp nhìn thấy mặt con. Anh chứng kiến vợ đột ngột qua đời và phải một mình vật lộn nuôi con gái.

Trong cuốn sách không biết bao nhiêu lần từ “bật khóc” được tác giả nhắc đi nhắc lại. Là đàn ông, một người vốn có gương mặt và lối sống “ngầu” “bụi bặm” vậy mà tác giả đã phải khóc rất nhiều lần khi nghĩ đến vợ và chịu đựng những khó khăn cả về thể xác lẫn tinh thần khi nuôi cô con gái khi đẻ ra phải nằm trong lồng ấp.

Một người cha sống một mình với cô con gái sơ sinh trong một căn nhà và anh phải làm tất cả mọi việc để chăm sóc bé trong khi không có một chút kinh nghiệm gì.

Ta hãy đọc thử những dòng tác giả kể lại trải nghiệm đó:

“Cảm xúc của tôi đã cạn khô, và tôi biết mình nên tranh thủ chợp mắt vì vài tiếng nữa tôi sẽ lại phải lọ mọ cho Maddy ăn và thay tã cho bé… Tôi cẩn thận đặt bé con vào nôi rồi leo lên giường với nguyên bộ quần bò áo phông”.

“Tôi nhảy khỏi giường và thấy Madeline đang bị trớ khắp mũi miệng, bị ngạt và hổn hển hớp từng ngụm không khí. Tôi hoàn toàn mất kiểm soát và chỉ biết giơ tay nhấc bé ra khỏi nôi trong vô thức.

Không còn thời gian để nhớ những điều đã học trong lớp hô hấp nhân tạo ở bệnh viện, tôi cứ thế mà làm. Tôi úp Madeline xuống, đặt bụng con bé trên chân, đầu con bé trên gối. Tôi vỗ lưng con bé dứt khoát để thông đường thở. Nó không hiệu quả. Với Maddy nằm gọn trong tay, tôi chạy vào phòng trẻ và với bàn tay còn lại tôi lục tìm đống vật dụng dành cho em bé vẫn chưa sử dụng chất ứ trong góc. Bởi một lúc điên cuồng, tôi đã tìm thấy thứ tôi cần. Cái hút mũi….”

Nhưng không chỉ có khó khăn, đau khổ.

Cuốn sách cũng kể lại hành trình trải nghiệm sự kết nối, gắn bó diệu kì giữa cha và con, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, cộng đồng bao gồm cả cộng đồng ảo ở trên mạng.

Có một đặc trưng rất Mỹ ở đây, khi tác giả – từ chỗ là một người phải nhận sự giúp đỡ của người khác đã đứng lên lập ra một cộng đồng trợ giúp những cha mẹ khác, nhất là cha mẹ đơn thân và lập được quỹ vận hành chuyên nghiệp để phục vụ công việc này.

Câu chuyện được kể trong sách này là một ví dụ sinh động, dễ hiểu về xã hội công dân và tinh thần cộng đồng trong xã hội hiện đại.

Những ai đang làm cha mẹ và đang đối mặt với các khó khăn trong nuôi dạy con nên đọc cuốn sách này để có thêm cảm hứng, động lực và niềm tin mỗi ngày.

Nuôi dạy con là hành trình vừa gian khổ vừa nếm trải niềm vui và niềm hi vọng.

Nguyễn Quốc Vương

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây
Mời liên hệ qua Facebook để đặt mua sách

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Vụ sập cần cẩu khiến 1 người chết, nhiều người bị thương: Khởi tố vụ án

Cơ quan CSĐT Công an TP. Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã khởi tố vụ…

39 phút ago

Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người

Kính thưa các thầy cô giáo! Rất vui và vinh dự cho tôi được đứng…

41 phút ago

Hạnh phúc nơi đâu…

Danh vọng, tiền bạc, nhan sắc, tài năng, gia đình con cái - những thứ…

51 phút ago

Điện Kremlin: Tổng thống Putin thăm Trung Quốc trong tuần này

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tới Trung Quốc vào cuối tuần này để gặp…

55 phút ago

Ảnh chụp thân hình “gầy gò” của ông Vương Kiện Lâm làm dấy lên nhiều đồn đoán

Ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin) từng là người giàu nhất Trung Quốc và là…

57 phút ago

Quạt châu Âu thế kỷ 18, 19: Những tuyệt phẩm không nỡ dùng để quạt

Thể kỷ 18 và 19 là thời điểm hoàng kim của những chiếc quạt tại…

1 giờ ago