Hắc cảnh Hồng Kông hay tay sai của Đảng Cộng sản Trung Quốc?

Với những hành vi ngày càng ngông cuồng và điên rồ như đánh đập, tra tấn tàn bạo, xịt hơi cay, khí gas thẳng vào mặt, bắn thẳng vào người biểu tình ở cự ly gần hay lái xe môtô đâm trực diện vào đám đông…, cảnh sát Hồng Kông đã tự biến mình thành một thế lực tàn bạo, man rợ và hắc ám nhất…

Từng là một lực lượng được người dân coi trọng, tin tưởng và là hình mẫu được ngưỡng mộ nhất châu Á, vì sao giờ đây cảnh sát Hồng Kông lại trở thành nỗi khiếp đảm, kinh hoàng của người dân xứ Cảng? Hãy cùng Trí Thức VN theo dòng thời gian tìm hiểu nguồn cội biến chất của hắc cảnh Hồng Kông. 

TEXT KY I

Bối cảnh

Dự luật Dẫn độ gây tranh cãi của Hồng Kông – chất “xúc tác” dẫn tới những cuộc biểu tình liên tiếp đã chính thức bị rút lại vào ngày 3/9 bởi bà trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) dưới áp lực phản kháng của người dân. Nhưng điều đó chỉ đáp ứng 1 trong 5 yêu cầu mà người dân Hồng Kông đòi hỏi. Trong số “5 yêu cầu” mà người biểu tình liên tục nói không thể thiếu một, còn yêu cầu chính quyền Đặc khu phải rút lại tuyên bố gọi người biểu tình là “những kẻ bạo động”, và phải mở cuộc điều tra độc lập hành vi tàn bạo của cảnh sát.

Ngay khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chối yêu cầu của công chúng về cuộc điều tra độc lập đối với cảnh sát, đó cũng là thời điểm lực lượng “cơ bắp” này đóng vai trò là tiếng nói, là tiền tuyến phòng thủ của chính quyền Hồng Kông…

Cảnh sát Hồng Kông
Cảnh sát Hồng Kông liên tiếp lạm dụng bạo lực để trấn áp người biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ. (Ảnh: Secretchina)

Những màn “diễn tập” trấn áp người biểu tình bắt đầu được nâng mức độ từ vừa vừa trở nên dữ dội, những phát vụt chí mạng bằng dùi cui nhằm thẳng vào đầu người biểu tình trở nên “phổ biến” hóa trong giới cảnh sát Hồng Kông. Ngay sau khi một quả bom xăng được ném vào tường của một đồn cảnh sát, thì mật độ của những viên đạn cao su, đạn túi đậu, hơi cay và khí gas đã được dồn dập “quăng” trả lại người biểu tình.

quan-chuc-Anh-Quoc-doa-che-tai-gioi-chuc-Hong-Kong-dan-ap-bieu-tinh

Một phụ nữ trẻ bị cảnh sát đấm thẳng vào mắt in hằn một quầng đỏ rớm máu trên mặt.  Ở những nơi khác, cảnh sát xông vào ga tàu điện ngầm, chặn mọi lối thoát hiểm rồi phóng hơi cay vào những người biểu tình đang tìm cách chạy trốn… Tại một góc hẻm, hàng chục cảnh sát quây vào quần thảo một thanh niên, đấm đá cho đến khi nạn nhân bất tỉnh… Cả thành phố chìm trong một màn khói lửa bởi lựu đạn hơi cay không khác gì trong phim ảnh thời chiến.

Hồng Kông, biểu tình ở Hồng Kông, cảnh sát tấn công người biểu tình
Hình ảnh người biểu tình tối ngày 31/8 ở khu vực Vịnh Causeway bị cảnh sát đè xuống đất. (Ảnh: Epoch Times)

Khó có thể hình dung nổi đây là mô tả về một ngày “bình thường” của Hồng Kông trong mùa hè bất đồng chính kiến vừa qua. Cuộc đấu tranh cho các quyền tự do và dân chủ của người dân đã bị đẩy lên đỉnh điểm bằng bạo lực bởi “biểu tượng” sức mạnh của chính thể Hồng Kông: Cảnh sát. “Hệ quả” này đã đẩy đưa gần hai triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình lần nữa và tố cáo sự tàn bạo của cảnh sát.

“Họ có thể sẽ giết một ai đó!”

Ngay cả khi sự tàn bạo gia tăng đã trở thành trọng tâm trong cuộc chiến bế tắc giữa chính quyền thành phố và người dân Hồng Kông thì giới lãnh đạo Đặc khu vẫn không có cách nào ngăn chặn được dòng người ‘xuống đường’. Điều động quân đội Trung Quốc với vũ khí hạng nặng, xe cơ giới tiến sát biên giới và “đóng đô” vài tháng cũng không làm người Hồng Kông nao núng. Cho du côn và xã hội đen trà trộn để đánh đập, vu khống cũng không làm người Hồng Kông sợ hãi.

Kế sách của chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông dường như đang dựa vào cảnh sát thành phố khi trao cho họ quyền lực lớn hơn, bằng cách viện dẫn các đạo luật từ thời thuộc địa, và nới lỏng Hiến pháp để họ công khai “vận hành” bạo lực. Các tài liệu nội bộ của cảnh sát bị rò rỉ được một số nhà lập pháp và kênh Al Jazeera hé lộ cho biết, kể từ tháng Chín, lực lượng cảnh sát Hồng Kông đã được “trao quyền” hạ thấp ngưỡng trách nhiệm khi sử dụng vũ lực.

Các tài liệu rò rỉ cho thấy chính quyền Hồng Kông đã nới lỏng các hướng dẫn về việc sử dụng vũ lực gây chết người vào đêm trước khi một sinh viên bị bắn. Những thay đổi đó bao gồm việc chính quyền của bà Lâm đã loại bỏ một cụm từ quan trọng trong đạo luật SỬ DỤNG VŨ LỰC PHÙ HỢP thời thuộc địa có ghi: “Các cảnh sát viên sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động của chính họ”.

Ngay trước cuộc tấn công đầu tiên áp dụng việc loại bỏ một dòng trong đạo luật từ thời Anh quốc cai trị, một chỉ huy cảnh sát cấp cao Hồng Kông đã “tiết lộ” với các nhà báo rằng, “cảnh sát lo ngại rằng bạo lực leo thang sẽ phải kết thúc bằng một cái chết trên đường phố”.

Biểu tình ở Hồng Kông
Ngày 27/10, người dân Hồng Kông bắt đầu diễu hành từ Salisbury Garden, nội dung hoạt động lần này là truy cứu cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực. Hình ảnh một thanh niên bị cảnh sát chống bạo động trước nhà hàng ở Bán đảo Hồng Kông. (Ảnh: Epoch Times)

Bắn giết để thị uy dân chúng

Nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Trần Thục Trang (Tanya Chan) lo ngại cho biết: “Dòng đạo luật này nhắc nhở các nhân viên cảnh sát rằng họ có nghĩa vụ, họ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho hành động của chính mình. Nhưng giờ nó đã hoàn toàn bị xóa.”

Ngay sau khi đạo luật sửa đổi “bị” rò rỉ, đạn thật đã chính thức phát nổ trên đường phố vào ngày 1/10 giữa thanh thiên bạch nhật và ngang nhiên trước ống kính của các phóng viên. Ngày hôm đó, lần đầu tiên cảnh sát đã bắn một người biểu tình bằng đạn thật, trong một cuộc “đấu thầu” giữa cảnh sát Hồng Kông và Bắc Kinh nhằm kiểm soát thành phố khi Đại Lục kỷ niệm 70 năm dưới ách cai trị của cộng sản.

Ba ngày sau, một học sinh khác bị bắn vào đùi. Một tuần sau tiếp, một sĩ quan cảnh sát đã bắn chết một thiếu niên 14 tuổi và gây ra vô số những thương vong nghiêm trọng khác mà người biểu tình phải hứng chịu dưới sự tàn bạo của cảnh sát: Một nhà báo bị mù một bên mắt, và hơn 1.100 người đã được điều trị tại bệnh viện vì thương tích từ các cuộc biểu tình.

Thiếu niên 14 tuổi bị bắn vào đùi.

Kể từ đấy, vòi rồng tẩm thuốc nhuộm, túi đậu, đạn cao su, bình xịt hơi cay, dùi cui đã được cảnh sát sử dụng vô tội vạ và các vụ bắt giữ người biểu tình đã trở nên phổ biến. Cùng với việc xóa bỏ dòng đạo luật ràng buộc trách nhiệm của cảnh sát khi sử dụng vũ lực, chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông còn “tiếp sức” thêm cho cảnh sát khi hòa giọng tuyên bố, rằng cảnh sát đã thực hiện “kiềm chế” và tiếp tục thực hiện các hành động thực thi “theo đúng luật pháp” trong các cuộc biểu tình.

Trong khi chính quyền của bà Lâm tuyên bố rằng các hành động của cảnh sát là nhằm “đưa những kẻ phạm tội ra công lý và khôi phục trật tự công cộng càng sớm càng tốt” thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếng đe dọa  sẽ “nghiền nát” mọi thành phần ly khai nhắm vào “bất kỳ phần lãnh thổ nào của Trung Quốc đều sẽ tan xương nát thịt”. Những ngôn từ nặng mùi “đao búa”, vừa lấy luật pháp ra đe, vừa lấy bạo lực ra dọa của hai chóp bu cộng sản này đã gửi tín hiệu thông báo sự khởi đầu của một “cuộc săn” súng đạn tanh mùi máu ở Hồng Kông….

Vượt ngưỡng giới hạn: Tàn bạo và man rợ

Việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố những người biểu tình giờ đã trở thành “kẻ thù của nhân dân” trong một ngày bạo lực nhất, khi cảnh sát chĩa súng bắn thẳng vào một người biểu tình trẻ tuổi ở Sai Wan Ho vào ngày 11/11/2019 đã tạo cơ hội cho cảnh sát Hồng Kông bước vào “khoảng trống” để “xử lý” đám đông theo những cách vừa tàn bạo, vừa bạo lực, với các chiến thuật mà nhiều nhà quan sát cho rằng “giống hệt” cảnh sát cộng sản Bắc Kinh như:

Xịt khí ga, ném lựu đạn hơi cay vào các nhà lập pháp đối lập, nhân viên sơ cứu và nhà báo, đánh đập bừa bãi không phân biệt già trẻ, xịt hơi cay vào mắt trẻ em, quật ngã phụ nữ mang thai, hãm hiếp thiếu nữ, tra tấn đến chết sinh viên biểu tình và bắn đạn thật trực diện ở cự ly gần vào người biểu tình, thậm chí chỉ huy cảnh sát còn ra lệnh cấp dưới rút súng nhằm thẳng vào đầu người biểu tình uy hiếp …

me tran ngan lam 1
Hình ảnh Trần Ngạn Lâm – thiếu nữ 15 tuổi chết trôi trong tình trạng lõa thể và mẹ em khi còn sống. Không lâu sau khi phát hiện thi thể của Trần Ngạn Lâm, thì xác một phụ nữ “nhảy lầu” trông rất giống mẹ em cũng được phát hiện. (Ảnh từ internet)
zhgjingchaqiangjianshaonv
Nữ sinh viên biểu tình này đã bị cảnh sát Hồng Kông quấy rối trên đường khi bị bắt (Ảnh chụp từ video)

Cảnh sát cũng biến các khu dân cư thành khu vực “chiến tranh” đầy khói thuốc súng. Trong nhiều trường hợp, cảnh sát Hồng Kông không chỉ đơn thuần là người giải tán đám đông, mà còn là thủ phạm. Các bác sĩ cáo buộc cảnh sát lạm dụng bạo lực, có ý mưu sát người biểu tình khi trì hoãn thời gian gọi xe cấp cứu đến hiện trường, cản trở nhân viên y tế cấp cứu cho nạn nhân. Đồng thời các bác sĩ cũng chỉ ra các trường hợp nạn nhân bị đánh tàn bạo cố ý vào đầu gây tổn thương não, xuất huyết lá lách và suy thận cấp tính. Nhiều trường hợp cơ thể nạn nhân chằng chịt vết chém hoặc gãy xương; ngón tay và cổ tay bị bẻ gãy, trật khớp gối…

Cảnh sát đã sử dụng triệt để nhiều ngón đòn thâm hiểm như dùng đầu gối hoặc toàn bộ thân người đè ghì người biểu tình mài mặt xuống đường, bất chấp là nam hay nữ, già hay trẻ…, đã gây ra những chấn thương cột sống cổ hoặc gãy xương đòn. Man rợ hơn, có trường hợp người biểu tình bị trói giật hai tay sau lưng, bị đánh bất tỉnh trên đường phố, vẫn bị cảnh sát dựng dậy làm giá kê súng để bắn lại vào đoàn người biểu tình.

mail
Người biểu tình bị bẻ gập tay (Ảnh: internet)
HK Causeway Bay1
Người biểu tình máu đầm đìa bị đè dưới đầu gối của cảnh sát Hồng Kông (Ảnh: CNA)

Nhiều thủ đoạn bắt người, đánh người “giấu tay” không khác gì cảnh sát Trung Quốc khi người biểu tình phát hiện cảnh sát ẩn núp trong xe cứu thương, chờ nạn nhân vào xe cứu thương để bắt giữ. Ngay cả khi bệnh nhân nhập viện, cảnh sát cũng không tha. Cả Hồng Kông rúng động khi vào ngày 25/6, camera tại bệnh viện ghi lại hình ảnh cảnh sát Hồng Kông tra tấn một công dân 62 tuổi tên là Zhong khi ông này bị trói chân tay trên giường bệnh. Ba cảnh sát đã đánh vào bộ phận sinh dục, tát vào mặt, đâm dùi cui, bẻ gãy ngón tay của ông. Không những thế, một cảnh sát còn nhét giẻ vào miệng, chặn đường thở của ông trong khoảng 10 giây trong khi một cảnh sát bắt ông Zhong phải mở mắt rồi chiếu đèn laze vào mắt ông.

Cảnh sát Hồng Kông còn lạm dụng trấn áp bằng hơi cay, phun hóa chất phá hủy da làm thân thể người biểu tình bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài việc nhập từ Đại Lục khí gas cay có tăng cường hóa chất Hydrogen Cyanide gây tổn thương giác mạc, lựu đạn cay còn gây ra các chứng mụn lở không thể chữa trị; triệu chứng ngộ độc hydrocarbon thơm đa vòng (PAH hoặc PAHs); nhiễm dioxin mức độ cao gây phá hủy hệ miễn dịch cũng như nguy cơ gây ung thư, dung dịch độc hại màu xanh có chứa lưu huỳnh phosphore gây lở loét, ung thư da… Cảnh sát còn hùng hổ lục soát bất cứ chỗ nào họ muốn, từ tàu điện ngầm, trường học, bệnh viện cho đến nhà riêng và bắt giữ  bất cứ ai mà họ nghi ngờ, dù có biểu tình hay không.

Phóng viên Trần Dụ Khuông cho biết, trong 2 tháng qua anh đã đi phỏng vấn người biểu tình ít nhất mỗi tuần một lần, vì thế thường xuyên bị hít khói cay, đến tháng 10 thì da anh xuất hiện một số vết đốm, sau khi chẩn đoán đã  được xác nhận mắc chứng bệnh nan y mụn trứng cá do clo.

Không chỉ bắn chết người biểu tình công khai trên đường phố, Hồng Kông hiện nay còn xuất hiện nhiều vụ thủ tiêu mờ ám. Gần đây nhất, người ta đã phát hiện thêm một xác sinh viên trong khuôn viên trường Đại học Hồng Kông, khám nghiệm tử thi cho thấy sinh viên này đã phải chịu vô số các cú đòn độc thủ man rợ, không chỉ bị bẻ gẫy hai khúc xương tay mà còn bị đánh đập gây chấn thương sọ não.

sinh vien hong kong nga tu vong
Sinh viên 22 tuổi của Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông Châu Tử Lạc bị ngã tử vong. (Ảnh cắt từ video)

Mất kiểm soát, cảnh sát còn tấn công và nổ súng cả vào phóng viên. Hai nữ phóng viên tờ Apple Daily đã bị cảnh sát đặc nhiệm che mặt đứng nấp sau bụi hoa ở đường Nathan nổ súng khi đang phỏng vấn người biểu tình. Ít nhất 6 phóng viên của tờ Stand News trong khi tác nghiệp đã bị cảnh sát tấn công bằng đạn bọt biển, xịt hơi cay, bị chửi mắng, xô ngã và siết cổ. Gần đây nhất, ngày 16/11, một phóng viên của Đài phát thanh Thương mại Hồng Kông (Commercial Radio Hong Kong) lại tiếp tục bị cảnh sát bắn đạn bọt biển.

Cùng mẫu số chung với cảnh sát Trung Quốc, cảnh sát Hồng Kông “phối hợp” với côn đồ tấn công tất cả mọi người từ các nhà lập pháp, phóng viên, nhân viên y tế cho đến dân thường. Ngày 22/7, một nhóm côn đồ đã sử dụng gậy tre và các vũ khí khác để tấn công người dân trong trạm ga tàu điện West Rail Line, khiến nhiều người bị thương trong đó có nhà lập pháp đảng Dân chủ Lâm Trác Đình (Lam Cheuk-ting). Anh bị bẻ gãy tay và chịu một nhát chém vào miệng. Cựu phóng viên của Truyền hình TVB Ryan Lau cũng bị thương trong vụ tấn công này.

Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền
Người triệu tập Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông Sầm Tử Kiệt bị tấn công phải nhập viện. (Ảnh từ Facebook)

Nghị sĩ Lâm Trác Đình bị bẻ gãy tay và chịu nhát chém vào miệng

Tối 3/11 tại trung tâm thương mại City Plaza ở Tai Koorong, một người đàn ông nói tiếng Quan Thoại đã dùng dao chém nhiều người biểu tình. Trong khi ngăn cản hung thủ, Ủy viên hội đồng địa phương Triệu Gia Hiền (Chiu Ka-yin Andrew) – thành viên Đảng Dân chủ, dân biểu của khu vực bầu cử Tai Koo West đã bị hắn ta cắn đứt tai.

Điều đáng nói là cảnh sát đã không có hành động gì ngăn cản, hoặc phản ứng chậm trễ để mặc người dân bị tấn công, thậm chí có lúc còn bắn hơi cay không cần thiết vào người biểu tình. Gần đây nhất và nóng nhất là sự kiện cảnh sát bao vây Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) đêm 17/11 vừa qua, nhà lập pháp Ted Hui đã đến thương lượng với cảnh sát không sử dụng bạo lực với sinh viên. Không những không nghe, một cảnh sát còn xịt hơi cay thẳng vào mặt nhà lập pháp Ted Hui.

Vào ngày 19/11 vừa qua, Tân Cảnh sát Trưởng Hồng Kông Đặng Bỉnh Cường (Chris Tang) đã tuyên thệ nhậm chức thay cho ông Lư Vĩ Thông (Stephen Lo Wai-chung), 58 tuổi, chính thức nghỉ hưu sau 35 năm công tác trong lực lượng cảnh sát Hồng Kông. Ông Đặng được Quốc vụ Viện Trung Quốc bổ nhiệm theo sự đề cử của Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Theo Nam Hoa Tảo Báo, ngay từ tháng Sáu, ông Đặng đã lãnh đạo một lực lượng cảnh sát Hồng Kông đối phó với người biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ. Cũng theo tờ Epoch Times Hồng Kông cho biết ông Đặng chính là chủ mưu vụ một toán côn đồ mặc áo phông trắng hung hăng đâm chém người biểu tình và người đi đường tại nhà ga Yuen Long vào tối ngày 21/7 đẫm máu.

Embed from Getty Images

Đón xem tiếp Kỳ II:  Hắc cảnh Hồng Kông: Kỳ nhông đổi sắc

Đỗ Hoàng

Xem thêm:

Bình Luận