Cư dân mạng phát hiện gần đây, Tp. Trùng Khánh ở Trung Quốc đã cài đặt mã QR trên biển số nhà của người dân, được cho là có liên quan trực tiếp đến điểm tín dụng xã hội.

r shutterstock 2216315821
Bắc Kinh, ngày 20/10/2022. Để vào công viên người dân cần quét mã QR, cho biết tình trạng sức khỏe và xét nghiệm PCR lần mới nhất. (Ảnh: Vicky Ackx / Shutterstock)

Chỉ cần quét mã QR trên biển số nhà là có thể biết được điểm tín dụng xã hội của gia chủ. Có cư dân mạng phản đối việc làm này, vì cho rằng điều này rất nguy hiểm. Nó sẽ khuyến khích người dân dùng điểm tín dụng xã hội để xếp thứ hạng cho hàng xóm của mình, thậm chí phân biệt đối xử với họ.

p3472891a674256727 ss
Lắp đặt mã QR ngoài cửa. (Ảnh chụp màn hình video)

Công an xã Thiên Cung Điện ở quận Du Bắc, Tp. Trùng Khánh đã yêu cầu người dân quét mã QR, điền thông tin và tải lên.

p3472892a124941949
(Ảnh chụp màn hình)
p3472893a710746102
(Ảnh chụp màn hình)

Cư dân mạng Trùng Khánh với tính cách rất thẳng thắn, thậm chí nóng nảy đã ngay lập tức từ chối cài đặt.

p3472894a319324987
(Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, có bao nhiêu cư dân mạng Trùng Khánh thực sự có thể từ chối cài đặt mã QR? Chỉ cần có người đồng ý cài đặt thì sẽ mở ra một tiền lệ. Tiếp theo, nhiều người hơn nữa sẽ đồng ý lắp biển số nhà mã QR. Cuối cùng, ngay cả những người ban đầu không muốn cài cũng sẽ phải cài.

Qua vụ việc này, cư dân mạng cũng nhận thấy một xu hướng nguy hiểm. Đó là một số nhà quản lý xã hội không hề tôn trọng quyền lợi của người dân, cố tình hoặc vô tình muốn mở rộng quyền quản lý, kiểm soát quyền lợi cá nhân, nhằm gây ảnh hưởng lớn hơn đối với cuộc sống của người dân.

Đối với một số người, tiến bộ công nghệ không chỉ mang lại hạnh phúc, mà còn mang lại cảm giác bị kiểm soát nhiều hơn.

Hiện tại, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thúc đẩy “Hệ thống tín dụng xã hội” để chấm điểm cho người dân.

Theo hệ thống này, những người bị coi là “không đáng tin cậy” sẽ bị mất điểm vì những hành vi mà chính quyền không chấp thuận, như lái xe phóng nhanh vượt ẩu.

Những người có điểm tín dụng xã hội thấp sẽ bị từ chối được tiếp cận với các dịch vụ và cơ hội. Ví dụ, họ có thể bị cấm đi máy bay, đi học hoặc làm những việc khác. Các nhà phê bình cho rằng hệ thống này vi phạm nhân quyền.

Bitter Winter, một tạp chí trực tuyến tập trung vào cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc, nghi ngờ rằng thông tin về niềm tin tôn giáo của người dân đã được thêm vào “Hệ thống tín dụng xã hội.”

Năm 2019, một số nhân viên y tế Trung Quốc nói với tạp chí này rằng chính quyền ĐCSTQ quy định, nhân viên y tế phải hỏi bệnh nhân về niềm tin tôn giáo của họ.

Giám đốc một bệnh viện ở tỉnh Sơn Đông cho biết, thông tin thu thập được từ bệnh nhân bao gồm niềm tin tôn giáo, đã được tải lên cơ sở dữ liệu do Chính phủ Trung Quốc điều hành.

Ông cho biết: “Cả cơ quan công an và người sử dụng lao động đều có thể xem xét những hồ sơ này. Chỉ cần có ‘vết nhơ’, họ sẽ bị hạn chế mua vé máy bay, vé xe buýt, v.v. ”

Bình Minh (t/h)