Ngày 2/4, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc thông báo rằng cựu Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Đường Nhất Quân (Tang Yijun) đang bị điều tra vì “nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng”. Trên bề mặt là do cáo buộc tham nhũng, nhưng nguyên nhân sâu sa là do ông đã đi theo tử lộ của người tiền nhiệm đàn áp môn khí công Phật gia Pháp Luân Công.

duong nhat quan 1
Đường Nhất Quân (trái) thay thế Phó Chính Hoa làm Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc từ 4/2020. (Ảnh MXH)

Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, vào khoảng 3h chiều ngày 28/3, ông Đường Nhất Quân, người đang tham dự một cuộc họp nội bộ, bất ngờ bị bắt để điều tra.

Ông ấy đã đi theo vết xe đổ của người tiền nhiệm Phó Chính Hoa hiện đang bị giam trong nhà tù Tần Thành.

Ông Phó Chính Hoa bị quả báo vì đàn áp Pháp Luân Công

Ông Phó Chính Hoa bị Tòa án Trường Xuân cấp trung kết án tử hình vào ngày 22/9/2022 với án treo 2 năm. Sau khi án tử hình được giảm xuống chung thân, ông bị kết án tù chung thân không ân xá, không tạm tha.

Ông Phó Chính Hoa từng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Công an Tp. Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Phòng 610 Trung ương (tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công), kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Vấn đề tham nhũng của ông Phó Chính Hoa là một vấn nạn phổ biến trong giới quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Lý do bề mặt khiến ông bị tuyên án tử hình treo là vì đã nhận hối lộ 117 triệu nhân dân tệ (~ 404 tỷ VNĐ) và lách luật để trục lợi.

Nguyên nhân sâu xa hơn là ông đã gia nhập “băng đảng chính trị Tôn Lực Quân” chống Tập và tham gia đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Phó Chính Hoa đã theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công kể từ ngày 20/7/1999, khi Giang phát động cuộc đàn áp này.

Tháng 1/2015, ông trở thành Giám đốc Phòng 610 Trung ương, cơ quan phi pháp chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, và trở thành người điều hành chính cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Ông Phó Chính Hoa được người dân gọi là “quan tàn ác” và bị các học viên Pháp Luân Công tố cáo tới 29 quốc gia, vì tội thúc đẩy đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Ông cũng có tên trong danh sách của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Đường Nhất Quân đi theo tử lộ của người tiền nhiệm đàn áp Pháp Luân Công

Lý do chính khiến ông Đường Nhất Quân có thể kế nhiệm ông Phó Chính Hoa làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào tháng 4/2020 là vì ông ấy đến từ phe “Quân đội mới Chiết Giang” ủng hộ ông Tập Cận Bình.

Ông Đường Nhất Quân đã làm việc ở tỉnh Chiết Giang được 40 năm. Năm 2002, khi ông Tập giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, ông Đường Nhất Quân giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ kiêm Tổng Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Chiết Giang. Bắt đầu từ năm 2016, ông từ Bí thư Thành ủy Ninh Ba lên Bộ trưởng Tư pháp chỉ sau 4 năm.

Ông Đường Nhất Quân từng yêu cầu mở rộng cuộc điều tra, nhằm “kiên quyết loại bỏ ảnh hưởng độc hại của Chu Vĩnh Khang, Tôn Lập Quân, Phó Chính Hoa và những người khác, đồng thời làm trong sạch hệ sinh thái chính trị.”

Nhưng tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ năm 2022, ông Đường Nhất Quân đã không có tên trong danh sách Ủy viên Trung ương. Tháng 1/2023, ông bị giáng chức làm Bí thư kiêm Chủ tịch Tỉnh ủy Giang Tây của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Dư luận lúc đó cho rằng việc ông Đường Nhất Quân bị điều chuyển từ thành viên nội các sang chủ tịch Hội nghị Hiệp thương tại địa phương là điều hiếm thấy.

Tham nhũng là một trong những nguyên nhân khiến ông Đường Nhất Quân “ngã ngựa”. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là do ông đã đi theo tử lộ của ông Phó Chính Hoa bức hại Pháp Luân Công.

Khi ông Đường Nhất Quân nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào tháng 4/2020, từ góc độ quốc tế và trong nước, có ít nhất 3 điểm thu hút sự chú ý toàn cầu liên quan đến vấn đề Pháp Luân Công:

Thứ nhất, không một chính phủ nào ở bất kỳ quốc gia hay khu vực nào ngoài Trung Quốc Đại Lục nhận định Pháp Luân Công là một “tà giáo”, chứ đừng nói đến việc cấm Pháp Luân Công. Ngược lại, các chính trị gia ở nhiều quốc gia và khu vực đã khẳng định, ủng hộ và khen ngợi Pháp Luân Công vì lợi ích của môn thiền định này đối với gia đình, cộng đồng, đất nước và nhân loại.

Thứ 2, các học viên Pháp Luân Công đã giảng chân tướng được 21 năm. Ở Trung Quốc Đại Lục, nhiều quan chức đảng, chính phủ và quân đội đã hiểu sự thật và không còn tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hoặc chỉ ứng phó một cách thụ động. Thậm chí một số người còn bí mật bảo vệ các học viên Pháp Luân Công.

Thứ 3, một lượng lớn các quan chức từ trung ương đến địa phương đàn áp Pháp Luân Công đã bị quả báo, bao gồm:

Chu Vĩnh Khang: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương;

Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng: Thành viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương;

Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài: Thành viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh;

Lý Đông Sinh: Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Phòng 610.

Tuy nhiên, sau khi trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Đường Nhất Quân không chỉ nhắm mắt làm ngơ trước sự thật về Pháp Luân Công, mà còn muốn thăng tiến bằng cách tăng cường đàn áp.

Ngày 24/8/2021, Bộ Tư pháp do ông lãnh đạo đã công bố “Quy định mới về đánh giá điểm tù đối với công việc của tù nhân”. Điều 23 quy định rằng Pháp Luân Công được gọi một cách công khai là “tà giáo”, “việc tuyên truyền và thực hành Pháp Luân Công” được liệt vào tiêu chí đánh giá không đạt chuẩn, nhằm mục đích tăng cường đàn áp các học viên Pháp Luân Công đã bị kết án bất hợp pháp.

Trước khi ông Đường Nhất Quân trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ này đã ban hành 2 “Quy định về đánh giá điểm tù của tội phạm”. Nhưng không một văn kiện nào trong số đó đề cập rằng Pháp Luân Công là một “tà giáo”. Họ cũng không sử dụng “việc tuyên truyền và thực hành Pháp Luân Công” làm tiêu chí đánh giá không đạt chuẩn.

Pháp Luân Công được truyền bá từ thành phố Trường Xuân ở Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 13/5/1992. Đến ngày 20/7/1999, chỉ trong 7 năm, Pháp Luân Công đã nhanh chóng lan truyền khắp Trung Quốc và thế giới mà không khiến chính quyền ĐCSTQ phải chịu bất kỳ tổn hại nào.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Tuy nhiên, ngày nay, 25 năm sau, Pháp Luân Công không những không bị đánh bại mà còn lan rộng ra 156 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á, Châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Úc và Châu Phi.

Vậy nguyên nhân sâu xa là gì? Vì Pháp Luân Công không phải là một môn khí công thông thường, mà là môn tu luyện tính mệnh song tu của Phật gia.

Các quy định do ông Đường Nhất Quân sửa đổi cho rằng Pháp Luân Công là
“tà giáo”, là sự vu khống trắng trợn đối với Phật pháp. Đây là một tội ác lớn mà ông ấy đã phạm phải.

Từ khi đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào tháng 4/2020 cho đến khi ông Đường Nhất Quân từ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào tháng 1/2023, tại các nhà tù của ĐCSTQ do ông lãnh đạo, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại vì những chính sách đàn áp tà ác hơn của ông.

Các học viên bị tra tấn nghiêm trọng hơn, đến mức bị thương, tàn tật, điên loạn và tử vong. Ông Đường Nhất Quân có trách nhiệm pháp lý không thể trốn tránh.

Đường Nhất Quân nghĩ rằng bằng cách tăng cường đàn áp Pháp Luân Công, ông ấy có thể thể hiện năng lực của mình, từ đó được thăng tiến và giàu có hơn. Nhưng ông không hề biết rằng đây chính xác là nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngày nay ông ấy đột nhiên trở thành một tù nhân.

Bộ Tư pháp của ĐCSTQ cũng quản lý các luật sư. Trong nhiều năm, chứng chỉ hành nghề luật sư đã trở thành công cụ được chính quyền này sử dụng để đàn áp các luật sư nhân quyền.

Một lượng lớn các luật sư liên quan đến các vụ án bảo vệ học viên Pháp Luân Công, bảo vệ quyền công dân và những vụ án được coi là nhạy cảm khác đều bị thu hồi giấy phép hành nghề, khiến điều kiện sống của họ rất khó khăn.

Đã 32 năm kể từ khi Pháp Luân Công được giới thiệu ra thế giới, ngày nay, những người có lương tâm trên toàn thế giới đều đồng tình rằng “Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân-Thiện-Nhẫn là tốt”.

Những người tham gia cuộc bức hại lần lượt gặp quả báo, nhưng vẫn còn một số người cứng đầu ở Trung Quốc Đại Lục, kể cả ở nước ngoài, tiếp tục bức hại Pháp Luân Công.

Đến nay, 3 bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc đã bị cách chức. Ngoài ông Đường Nhất Quân, còn có bà Ngô Ái Anh (Wu Aiying) và ông Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua). Vì lợi ích của bản thân, gia đình và con cháu mình, những ai còn đang tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công hãy quay đầu.

Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)