Hôm nay (11/11), nhân kỷ niệm những quân nhân đã hy sinh trong Thế chiến thứ I, thứ II, và các cuộc chiến tranh khác, người dân Hồng Kông kêu gọi hành động “Tam bãi ngày kỷ niệm”, tức bãi công, bãi khóa, bãi thị với mong muốn Chính phủ đáp ứng 5 yêu cầu của người dân và bảo vệ tự do. Cảnh sát đã bắn đạn thật vào người biểu tình ở cự ly gần và bắt nhiều người tại nhiều khu vực.

Cảnh sát Hồng Kông
Cảnh sát chĩa súng đạn thật vào người dân Hồng Kông ở cự ly gần trong sáng ngày 11/11 (Ảnh cắt từ video)

Khoảng 7:21 sáng ngày 11/11, cảnh sát Hồng Kông đã bắn 3 phát đạn thật vào người biểu tình tay không tấc sắt ở cự ly gần tại khu vực Sai Wan Ho, 2 người đã bị thương. Nhiều người phẫn nộ với hành vi tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông khi tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình.

Không chỉ vậy, vào lúc 8:31 cùng ngày, tại khu vực Quế Phường ở phía nam Tân Giới, một cảnh sát giao thông lái xe máy điên cuồng đâm vào đám đông, khiến 2 người bị thương. Ngoài ra còn có lượng lớn cảnh sát chống bạo động canh chừng nghiêm ngặt ở gần khu vực phía Tây nhà ga Tuen Mun.

Trước hành vi bắn đạn thật vào người dân của cảnh sát Hồng Kông, ngoại giới nghi vấn điều đó liệu có hợp pháp hay không?

Trên website của Sở Cảnh vụ Hồng Kông không thấy công khai Chương 29 của “Điều lệ Cảnh sát”, là chương về “Sử dụng vũ lực và súng ống”. Trước đó, nhiều tổ chức nhân sự và nghị viên Hội đồng Lập pháp yêu cầu Chính phủ Hồng Kông công khai chỉ dẫn này, nhưng phía cảnh sát cho biết nó chỉ liên quan đến chi tiết hành động nên không công khai.

Tuy nhiên, theo tờ Hồng Kông 01 (HK01) tiết lộ, “sử dụng vũ lực và súng ống” thực ra được phân làm 6 cấp bậc, trong các tình huống khác nhau sẽ sử dụng vũ lực tương ứng để ứng phó.

Ví dụ khi gặp phải đe dọa tâm lý, cảnh sát có thể dùng lời nói để khuyên nhủ; khi đối phương dùng ngôn ngữ đối kháng, cảnh sát có thể lập hàng rào sắt, khuyên nhủ và kêu gọi chi viện; để chống cự những hành vi tiêu cực, cảnh sát có thể bắt, giam giữ ôn hòa; gặp tình huống đối kháng ngoan cường, cảnh sát có thể sử dụng vũ lực cứng rắn bao gồm nước hồ tiêu cay; khi gặp phải tấn công bạo lực, cảnh sát có thể sử dụng vũ lực cấp trung như dùi cui cảnh sát; cấp cao nhất là khi cảnh sát gặp phải người có ý đồ ẩu đả khiến người khác bị thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong, lúc đó có thể sử dụng súng ống chí mạng.

Ngoài ra, trong Điều lệ Cảnh sát còn đặc biệt nói rõ, cảnh sát sử dụng dùi cui cần phải được qua tổ bộ đội cơ động, tổ vũ khí đội xung phong và tổ huấn luyện chiến thuật huấn luyện, hoặc được huấn luyện viên đạt tiêu chuẩn huấn luyện thì mới được cấp phát và sử dụng dùi cui cảnh sát.

Hành vi đồ sát người biểu tình của cảnh sát Hồng Kông đã bắt đầu từ lâu?

Trong các hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông đã xuất hiện nhiều vụ án thi thể trôi nổi trên mặt nước, hoặc người rơi từ trên lầu xuống tử vong. Các vụ án này đều có rất nhiều điểm khả nghi. Một tổ chức nghiên cứu trí thông minh nhân tạo uy tín của Mỹ đã tiết lộ bí ẩn đáng sợ phía sau.

>>Tổ chức AI: ĐCSTQ dùng trí tuệ nhân tạo nhằm giết hại người Hồng Kông

Theo cư dân mạng tiết lộ, có hơn 20.000 công an, cảnh sát vũ trang và đặc vụ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vào Hồng Kông để “ngầm thực thi pháp luật”. Họ được phân thành 2 lực lượng, một là đóng giả cảnh sát Hồng Kông thực thi việc bắt giữ và xua đuổi người biểu tình; một nhánh khác là “đặc vụ bí mật” do công an ĐCSTQ tổ hợp thành, họ sẽ thực hiện nghe lén, bắt cóc và mưu sát ném thi thể, v.v…

>>2 lực lượng của ĐCSTQ ngầm trấn áp người biểu tình Hồng Kông

Gần đây, trên mạng cũng lan truyền thông tin do một đặc cảnh tại Đại Lục tiết lộ, nhiều vụ thi thể trôi nổi trên mặt nước không phải là do cảnh sát Hồng Kông gây ra, mà là thủ đoạn giết người của đội chiến thuật đặc biệt ít người biết đến của ĐCSTQ.

>>Đặc cảnh Đại Lục tiết lộ thủ đoạn giết người Hồng Kông tuyệt mật của ĐCSTQ

Trí Đạt:

Xem thêm: