Nếu ai đó hỏi bạn, bạn có thích nghe sự thật không? Có thể bạn sẽ nói, không thích nghe sự thật vậy lẽ nào lại thích nghe lời dối trá sao? Nói là vậy, mà đạo lý cũng là vậy. Nhưng khi ai đó thực sự chỉ ra lỗi của bạn, thường trong tâm lại cảm thấy khó chịu.

sự thật
(Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Có câu: “Người dám thẳng thắn phê bình chúng ta mới là quý nhân”, nhưng đôi khi bạn bè nói lời thật thì chúng ta lại tức giận. Ngay cả khi đối phương đúng, chúng ta có thể không nhận ra, thậm chí nếu như có nhận ra khuyết điểm thì cũng sẽ tức giận vì cảm thấy bạn bè không biết giữ chút thể diện cho mình.

Có một anh chàng nọ đã làm việc trong một công ty hơn 10 năm trước. Khi đó, mỗi lần có cuộc họp, các nhân viên đối với bà chủ đều là những lời hết sức khen ngợi. Chỉ có anh là chăm chăm nói về công việc, bởi vì anh thực sự không thể thốt ra những lời khen ngợi khó nghe đó.

Từ từ, anh thấy rằng rất khó để những người chân thành có thể ở lại công ty này. Ngược lại, những người ở lại là một số nhân vật phản diện mạnh mẽ, nhưng rồi cũng đã tự rời khỏi đó.

Không lâu sau khi anh này rời đi, anh nghe tin rằng bà chủ của công ty đã bị lừa đảo bởi một nhân viên có tâm địa xấu. Kết cục rất bi thảm, nhưng chẳng phải bà chủ đã rất thích những người phản diện đó sao?

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Đã từ lâu, rất lâu trước đây, ‘dối trá’‘sự thật’ cùng tắm chung một dòng sông. ‘Dối trá’ tắm rửa trước, sau đó lấy quần áo của ‘sự thật’ mặc vào rồi bỏ đi, khi ấy ‘sự thật’ không tìm thấy quần áo của mình nhưng cũng nhất định không chịu mặc quần áo của ‘dối trá’. Kể từ đó người ta chỉ nhìn thấy một ‘dối trá’ khoác tấm áo chân thật mà không thể chấp nhận một ‘sự thật’ trần trụi.

Chính là ngụ ý rằng, lòng người thực sự rất phức tạp. Bởi vì nói ra sự thật thường làm mất lòng người, càng ngày càng có ít người dám nói lên sự thật, ai ai cũng đều nói với nhau rằng người kia là “tốt đẹp hoàn hảo”.

Những người chỉ thích nghe điều tốt đẹp cũng giống như là thích nói dối, họ cũng bằng như ép buộc người khác nói dối. Khi hỏi người khác: Bạn thấy món ăn tôi nấu có ngon không? Nếu nói không ngon thì lo rằng chúng ta lại không muốn nghe, vì vậy họ chỉ có thể nói những lời không đúng với lòng mình.

Những người thường khen ngợi chúng ta không nhất định thật sự là bạn bè tốt, có thể họ đang chỉ muốn lấy lòng mà thôi. Còn những người vì muốn tốt cho chúng ta, sẵn sàng mạo muội đắc tội mà nói ra những khuyết điểm của chúng ta, ấy mới là người bạn thực sự.

Bởi vì con người ngày nay thường từ chối không muốn người khác nói về khuyết điểm của chính mình, mà đã tự làm mất đi những người bạn thật sự chân thành.

Người khôn ngoan sẽ chọn kết bạn với những người thường nói thẳng thắn về điều không tốt và chỉ ra những khuyết điểm của họ. Ngược lại, những người thích lời ngọt, quanh họ chỉ đều là những người dối trá. Thật ra một phần chính là do bản thân chúng ta sự tạo ra hoàn cảnh này.

Nghe lời ngọt ngào lọt tai liền cảm thấy cao hứng, nghe lời thật lòng thì lại có tâm lý oán trách, vậy thì người ấy có lẽ đã lựa chọn là bản thân sẽ luôn sống trong lừa dối. 

Chỉ những người có dũng khí chấp nhận lời phê bình, trách cứ, và dám nhìn thẳng vào nhược điểm của bản thân mới có thể tự sửa chữa khuyết điểm và hoàn thiện chính mình. Họ có thể hiểu đúng về bản thân, trái tim sẽ không bị dao động bởi những lời nói tốt hay xấu của người khác về họ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng, lời nói quá nặng nề có thể mang tính sát thương. Vì vậy, khi nhắc nhở hay phê bình ai đó, hãy dùng những lời nói chân thành và những từ ngữ phù hợp để tránh làm tổn thương họ. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ đều tin rằng, nếu thật sự muốn nói để tốt cho người khác bằng tấm lòng chân thành, thì người nghe cũng sẽ tâm phục khẩu phục bạn.

Theo Danao bang

Trúc Nhi biên tập