Chuyên gia tại Đại học Harvard cho rằng âm nhạc không chỉ dùng để giải trí, mà làm việc trong khi nghe nhạc cũng sẽ giúp mọi người tập trung tinh thần tốt hơn, ngay cả với những người mắc chứng tăng động giảm chú ý cũng sẽ có tác dụng tương tự như vậy.

mất tập trung
Âm nhạc có thể cải thiện chức năng nhận thức của chúng ta, giảm bớt lo lắng và căng thẳng, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung. (Ảnh: Ollyy/ Shutterstock)

Nhưng có rất nhiều thể loại âm nhạc, làm sao để biết loại nhạc nào phù hợp với bản thân mình? Một nghiên cứu phát hiện rằng, về phương diện cải thiện não bộ thì không có nguyên tắc nào chung để lựa chọn, điều đó được quyết định bởi sở thích cá nhân và hoàn cảnh của mỗi người.

Ông Srini Pillay là chuyên gia bệnh tâm thần kiêm nhân viên nghiên cứu não bộ tại trường đại học Harvard đã viết trên trang CNBC về vấn đề này.

Là nhạc sĩ và nhà thần kinh học, ông Pillay chia sẻ rằng, “âm nhạc (hoặc bài hát) quen thuộc” mà mọi người yêu thích và hiểu rõ nhất sẽ có tác dụng lớn nhất trong việc cải thiện khả năng tập trung.

Một nghiên cứu trong năm 2018 đã phát hiện ra rằng, âm nhạc quen thuộc có thể kích hoạt nhiều vùng não chịu trách nhiệm vận động, do đó có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao khả năng tập trung.

Ông Pillay nói rằng: “Điều đó có nghĩa là tôi có thể vừa hát theo, vừa cảm nhận được nhịp điệu sinh học trong cơ thể mình. Bởi vì, tôi đã từng nghe qua những giai điệu này, nên tôi có thể đoán ra được điều thú vị trong những giai điệu tiếp theo.”

Ông nói: “Khi tôi cần tập trung, âm nhạc quen thuộc giải tỏa căng thẳng và kết nối với những cảm xúc mà tôi cần để tôi có thể tập trung hoàn toàn tinh thần.”

Ông đề cập rằng, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, niềm vui thích nghe nhạc của bạn sẽ là một đường cong hình chữ U ngược, lúc đầu tăng lên và sau đó giảm xuống. Lúc đầu, niềm vui tăng lên và khi não bộ đã quen với âm nhạc thì nó sẽ giảm xuống.

Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, loại nhạc có tác động tích cực nhất đối với việc học là những hát nhạc nhẹ nhàng, êm ái, chẳng hạn như “I’m Yours” của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Jason Mraz.

Những bài nhạc không lời sẽ ít gây mất tập trung hơn so với các bài hát có lời. 

Âm nhạc quen thuộc ảnh hưởng đến não như thế nào 

Pillay nói rằng, âm nhạc ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong rất nhiều phương điện. Một trong số đó là giảm cortisol (hay còn gọi là hormone căng thẳng), từ đó cho phép trung tâm chú ý của não bộ hoạt động không bị gián đoạn.

Trong não bộ, các trung tâm chú ý được kết nối trực tiếp các khu vực kiểm soát cảm xúc, vì vậy những loại nhạc khiến cảm xúc của bạn bị dao động lên xuống sẽ gây cản trở khả năng tập trung của bạn.

Mặt khác, khi bạn kìm nén cảm xúc của bản thân thì những cảm xúc tiêu cực sẽ lưu lại trong não bộ và bạn sẽ mất khả năng tập trung. Vì vậy, những loại âm nhạc kết nối cảm xúc của bạn sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn.