Ngày nay, mọi người đều bận rộn với cuộc sống và công việc, chỉ khi cơ thể xuất hiện vấn đề mới nhận ra rằng sức khỏe của mình đã “bật đèn đỏ”, lúc này mới vội vàng quay lại chăm sóc. Người xưa đối với việc dưỡng sinh trường thọ thì không chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất bên ngoài, mà còn có sự nuôi dưỡng và điều chỉnh từ bên trong. Hiểu được trí tuệ của người xưa và phát triển những thói quen tốt để đạt được sự khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, cũng như kéo dài tuổi thọ.

Shutterstock 2152968727
Người xưa đối với việc dưỡng sinh trường thọ thì không chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất bên ngoài, mà còn có sự nuôi dưỡng và điều chỉnh từ bên trong. (Ảnh: Iryna Shek/ Shutterstock)

Chế độ ăn uống dưỡng sinh

Chuyên gia dưỡng sinh thời cổ đại Thạch Thành Kim đã chỉ ra: “Tốt hơn là nên ăn sớm, không nên ăn muộn; tốt hơn là ăn chậm, không ăn quá nhanh; tốt hơn là ăn no 8 hoặc 9 phần, không ăn quá no; tốt hơn nên ăn thanh đạm, không ăn mặn; tốt hơn là ăn đồ nóng, không ăn đồ lạnh, đồ ăn nhai nát và nhuyễn; sau khi ăn thì uống 2 hoặc 3 ngụm trà để súc miệng làm răng miệng sạch sẽ”. Khi ăn uống, bạn không chỉ cần chú ý đến thực phẩm mình ăn, mà còn cần chú ý đến thời gian, tốc độ và số lượng bữa ăn. Bạn cũng nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng sau bữa ăn.

Phương pháp dưỡng sinh

Các chuyên dưỡng sinh thời cổ đại đã thảo luận rộng rãi về sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, bao gồm các phương pháp chăm sóc sức khỏe như kinh lạc, xoa bóp, huyệt vị, ẩm thực dược liệu, liệu pháp ăn uống, tập thể dục và luyện tập khí công. Về mặt vận động cơ và xương, ngoài các bài tập và giãn cơ nói chung còn có các bài tập khí công, thiền định giúp cơ thể khai thông kinh lạc và đạt được tác dụng định tâm, thư giãn.

Khí công có thể điều chỉnh toàn diện cả tâm lẫn thân của con người, nên nó có thể giúp người ta luôn bảo trì trạng thái bình hòa về cả tâm lý hay sinh lý, luôn thể hiện sức sống thanh xuân, biểu hiện bên ngoài luôn trẻ trung rạng rỡ, tóc ít bị bạc, mắt cũng không bị mờ đục, tai không bị kém đi, răng lại càng không lung lay… Cho dù người ta tìm đến khí công để chữa bệnh hay để giữ cho ngoại hình trẻ lâu, thì đều khởi tác dụng rõ rệt.

Thực tiễn đã chứng minh khí công đã chữa lành một số các bệnh như: Cao huyết áp, xơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, tiểu đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu…

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.
phap luan cong thien dinh x image
Thiền định giúp cơ thể khai thông kinh lạc và đạt được tác dụng định tâm, thư giãn. (Ảnh: Shutterstock)

3 quả và 3 giới

Để mội người tràn đầy năng lượng, điều quan trọng là họ có đủ “tinh, khí, thần” hay không. Lữ Động Tân đề cập đến 3 quả trong việc dưỡng sinh: “Nói ít để dưỡng khí, suy nghĩ ít để dưỡng thần, ham muốn ít để dưỡng tinh. Tinh sinh khí, khí sinh thần, thần tự mình linh nghiệm”. 

Khổng Tử chỉ ra rằng: “Quân tử có 3 giới, khi còn nhỏ, khí huyết chưa định, cần giới sắc dục; khi trưởng thành tráng niên, khí huyết dương cương, cần giới tranh đấu với người; khi về già, khí huyết đã suy, cần tiết chế dục vọng”

Khổng Tử khuyên nhủ các thế hệ sau rằng ở những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, trọng tâm của cuộc sống và việc duy trì sức khỏe cũng khác nhau. 3 quả 3 giới này chính là nhắc nhở mọi người coi nhẹ ham muốn nhục dục sắc tình, bình ổn tâm tranh đấu và ít nói, buông bỏ lòng tham vật chất, xem xét lại hành vi của bản thân, biết tiến biết lùi.

Thất tình và ngũ tạng

“Thất tình” bao gồm: Hỷ là vui mừng, nộ là tức giận, ưu là lo lắng, tư là suy nghĩ, bi là đau buồn, khủng là sợ hãi, kinh là kinh hãi. Trong Trung y, thất tình dùng để chỉ 7 loại tình cảm, tinh thần có liên quan mật thiết đến sức khỏe con người.

Theo quan điểm “Hình thần hợp nhất” của Trung y, mỗi tạng phủ tương thông với một loại tình cảm nhất định: “Kinh” và “Hỷ” thông ứng với tạng Tâm; “nộ” ứng với tạng Can, “tư” ứng với tạng Tỳ; “bi” và “ưu” ứng với tạng Phế; “khủng” ứng với tạng Thận. 

duc hanh 1
Dưỡng đức là điều quan trọng nhất trong việc giữ gìn sức khỏe. (Ảnh: Billion Photos/ Shutterstock)

Trong sách “Nội kinh” cho rằng, thất tình còn có xu hướng gây tổn thương đối với Tạng thông ứng với nó: “Kinh, Hỷ thương Tâm; Nộ thương Can; Tư thương Tỳ; Bi, Ưu thương Phế; Khủng thương Thận”. Có nghĩa là kinh hãi và quá vui dễ gây tổn thương đối với tạng Tâm; tức giận dễ gây tổn thương đối với tạng Can; tư lự suy nghĩ quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Tỳ; bi thương, âu sầu quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Phế; sợ hãi quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Thận. 

Vì vậy, giữ nội tâm bình ổn, tiết chế cảm xúc và tu dưỡng tâm tính là những khái niệm cốt lõi trong việc dưỡng sinh của người xưa.

Giữ tấm lòng nhân ái và dưỡng đức

Lã Khôn là một chuyên gia dưỡng sinh nổi tiếng thời cổ đại cho biết: “Nhân ái có thể kéo dài tuổi thọ, dưỡng đức để dưỡng sinh là điều quan trọng nhất để duy trì sức khỏe”. Ông tin rằng, tấm lòng nhân ái và phẩm đất cao thượng có thể kéo dài tuổi thọ. 

Người xưa tin rằng, thói quen sống lành mạnh chỉ có thể duy trì được sức khỏe thân thể bên ngoài, trong khi dưỡng đức, thủ đức và tích đức mới là chìa khóa dẫn đến sự trường thọ.

Tuệ Di t/h