Những chất bài tiết khác nhau sẽ thoát ra từ những đường khác nhau, Trung y cổ truyền sẽ căn cứ vào màu sắc, tính chất cùng với sự khó chịu trong cơ thể để phân biệt chứng bệnh hàn nhiệt, hư thực.

chất bài tiết
Trung y căn cứ vào màu sắc, tính chất của các chất tiết ra từ cơ thể cùng với sự khó chịu trong cơ thể để phân biệt chứng bệnh hàn nhiệt, hư thực. (Ảnh: Dragana Gordic/ Shutterstock)

Khi cơ thể có bệnh, rất nhiều mô và cơ quan sẽ thải chất bài tiết thông qua những đường có liên quan. Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học hiện đại, chúng ta có thể lấy những chất bài tiết này tiến hành nuôi cấy, xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt chúng trong 1 lần. Nhưng trong thời cổ đại lại không có bất kỳ thiết bị kiểm tra, việc điều trị bệnh cần dựa vào sự quan sát nhạy bén và tích lũy kinh nghiệm. Do đó, sự khác biệt lớn nhất của Trung y và Tây y là “Trung y đạt đến sự rộng lớn, còn Tây y đạt đến sự tinh vi”. Trung y là khái niệm mơ hồ về “chứng bệnh” trong sự hợp nhất giữa con người và thiên nhiên, Tây y là khái niệm chính xác đi sâu về “bệnh”. Về mặt lâm sàng, cả hai phương pháp có thể bổ trợ cho nhau. 

Chỉ dựa vào đặc điểm của chất bài tiết có thể kết luận một số hiện tượng thú vị, những loại có “màu nhạt, trong loãng và không mùi” thì chủ yếu là chứng hư hàn, những loại có “màu sẫm, dính đặc và có mùi hôi” thì chủ yếu chứng hư nhiệt.

Lấy ví dụ như cảm lạnh sổ mũi thông thường nhất, nếu nước mũi trong như nước, đau đầu và sợ gió, thì đó là bị cảm mạo phong hàn, nên dùng Xuyên khung (vị thuốc đông y) để chữa trị; nếu nước mũi vàng, dính đặc và có mùi hôi, khát nước, thì đó là bị cảm lạnh phong nhiệt, nên dùng Mộc lan để thanh phế. Ho ra đờm cũng vậy, nếu có màu trắng trong loãng, có bọt biển thì chủ yếu là ho lạnh; nếu ho ra đờm có còn màu vàng dính đặc thì chủ yếu là ho nhiệt.

Tuy nhiên, có những nguyên tắc ngoại lệ, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, hay “viêm mũi” được ghi trong sách cổ, tuy rằng nước mũi trong, nhưng khi phát bệnh thì chảy nước mắt, nước mũi, họng và tai thì vô cùng ngứa, thường cảm thấy khô miệng và lưỡi, cổ họng cũng dễ viêm, nên cẩn thận đó là chứng nhiệt.  

Mắt cũng thường có chất tiết, có người hay chảy nước mắt, hốc mắt luôn ẩm ướt, giống như rất dễ xúc động. Lúc trái gió trở trời thì càng nặng hơn, thường cảm thấy mệt mỏi, muốn ngáp, đau lưng, vậy thì phải cẩn thận là chứng “thận hư”. Nếu mắt chảy nước vàng, dính, ngay cả mới ngủ dậy sớm thì ghèn đã đặc lại và kết thành cục, có thể là “gan nhiệt” hoặc “phổi nhiệt”. 

Trong 7 lỗ (2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, 1 miệng), tai thỉnh thoảng có dịch tiết, như viêm tai giữa mạn tính. Nếu chảy mủ đặc, có mùi hôi, cần thanh nhiệt và độc của gan, kinh lạc và túi mật. Nếu chảy mủ loãng, không vị thì có thể điều trị bằng phương pháp bổ thận. 

Khí hư của phụ nữ cũng là một bệnh thường gặp ở các phòng khám, nếu khí hư loãng, không vị, bộ phận sinh dục không ngứa, chỉ cần ăn dưa và quả tươi lạnh, như mướp, củ cải trắng, dưa hấu, lê, bưởi… nếu ăn đá thì lượng khí hư ra nhiều hơn, nên dùng Hoàn đới thang để kiện tỳ ích phế. Nếu khí hư có màu vàng, dính, mùi khó chịu, bộ phận sinh dục ngứa ngáy, chỉ cần ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào, cay nóng thì bệnh tình sẽ lập tức nặng thêm, khi đó nên dùng bài thuốc Long đởm tả can thang để thanh nhiệt và làm ẩm gan, kinh lạc và mật. 

Một ví dụ khác là vết thương ngoài da, nhọt, lở loét, sưng độc và các vết thương khác. Nếu chất tiết chảy ra có màu vàng, dính, mùi hôi, đồng thời có mẩn đỏ, sưng, nóng và đau ở cục bộ, có nghĩa là nhiệt độc vẫn còn, tà khí vẫn còn, có thể dùng Ngũ vị tiêu độc ẩm và các đơn thuốc khác để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu mủ. Nếu dịch tiết trắng loãng, không có mùi, miệng vết thương không đỏ, có một số vết loét lâu năm không dễ lành thì nên sử dụng bài thuốc Nhân sâm Dưỡng Vinh Thang để bổ sung khí huyết, sinh cơ trưởng nhục và thúc đẩy quá trình ngậm miệng của vết thương, cũng có thể dùng bài thuốc ngoại khoa để điều trị chứng âm hàn. 

Tóm lại, ở nhiều nơi trên cơ thể người có thể có dịch tiết ra, theo nguyên tắc trên có thể biết được những quy luật khái quát. Tuy nhiên, cũng không thể vơ đũa cả nắm áp dụng cho mọi trường hợp, về lâm sàng phải luôn cẩn thận giữa hàn và nhiệt, hư và thực, tình huống thực tế sẽ đan xen phức tạp hơn. Ngoài “định tính” của hàn và nhiệt, hư và thực, còn có thêm cần chú ý đến “xác định vị trí” phân bố của tạng phủ và kinh lạc, có như vậy thì việc bốc thuốc mới chính xác và hiệu quả. Một người thầy thuốc cẩn thận, giàu kinh nghiệm sẽ không ngại hỏi cặn kẽ, chẩn đoán cẩn thận, thông qua nhìn, ngửi, hỏi, tiếp xúc ở một điểm để phân biệt hội chứng và kê đơn thuốc phù hợp nhất. 

Tác giả là phó giáo sư của Đại học Y khoa Trung Quốc và là giám đốc của Phòng khám Y học cổ truyền Trung Quốc Diệp Tuệ Xương tại thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bài viết này được xuất bản với sự cho phép của tác giả.