Ngày 1/1, Chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo họ đã loại Ethiopia, Mali và Guinea khỏi hiệp định thương mại Mỹ-Phi, nêu rõ rằng hành động của ba chính phủ này vi phạm các nguyên tắc của hiệp định.

51439833892 6d7591749a b
President Joe Biden delivers remarks on COVID-19 and the economy, Thursday, July 29, 2021, in the East Room of the White House. (Official White House Photo by Adam Schultz)

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) nhấn mạnh trong một tuyên bố: “Ngày hôm nay Hoa Kỳ đã loại Ethiopia, Mali và Guinea khỏi chương trình ưu đãi thương mại AGOA do các hành động của từng chính phủ của họ vi phạm Quy chế AGOA.”

Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA) được đưa ra vào năm 2000 dưới thời chính quyền của cựu tổng thống Bill Clinton, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và điều tiết thương mại giữa Hoa Kỳ và Châu Phi.

Nhưng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc trước sự thay đổi vi hiến trong các chính phủ ở cả Guinea và Mali,” tuyên bố cho hay.

Tuyên bố cũng bày tỏ lo ngại về “những vi phạm nghiêm trọng đối với các quyền con người được quốc tế công nhận mà chính phủ Ethiopia và các bên khác tiến hành trong bối cảnh xung đột ngày càng gia tăng ở miền Bắc Ethiopia”.

USTR còn cho biết: “Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn rõ ràng cho lộ trình phục hồi và chính quyền [Biden] sẽ làm việc với chính phủ của họ để đạt được mục tiêu đó.”

Theo thỏa thuận AGOA, hàng nghìn sản phẩm của châu Phi có thể được hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu, với các điều kiện được đáp ứng về nhân quyền, quản trị tốt và bảo vệ người lao động, cũng như không áp dụng lệnh cấm hải quan đối với các sản phẩm của Mỹ trên lãnh thổ của họ.

Dự kiến đến 2020, sẽ có 38 quốc gia đủ điều kiện tham gia chương trình AGOA, theo trang web USTR.

Minh Ngọc (Theo AFP)

Xem thêm: