Theo một cuộc thăm dò mới được công bố hôm thứ Năm, ngày 21/4, đa số người Mỹ vẫn cho rằng Tổng thống Joe Biden đã không thể hiện đủ sự cứng rắn trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

51540626760 033b7af99f b
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: Adam Schultz/ Nhà Trắng)

Một cuộc thăm dò chung của hãng tin AP và Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Công cộng của NORC cho thấy 54% người Mỹ cho rằng ông Biden “không đủ cứng rắn” để đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, và 36% cho rằng cách tiếp cận của ông Biden là phù hợp, 8% cho rằng ông Biden quá cứng rắn đối với Nga.

Cùng với việc cuộc chiến Nga – Ukraine có thể sẽ kéo dài trong một thời gian, nguyện vọng tham dự của cuộc chiến của người Mỹ cũng giảm đi. 32% người Mỹ tin rằng Mỹ nên đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, giảm so với mức 40% của tháng trước, nhưng vẫn tăng so với mức 26% tháng Hai; bên cạnh đó 49% tin rằng Mỹ nên đóng vai trò thứ yếu.

Hãng tin AP giải thích rằng kết quả này làm nổi bật vấn đề hóc búa mà chính quyền Biden phải đối mặt. Một mặt, cùng với việc các hình ảnh và video cho thấy quân đội Nga tấn công dân thường và bệnh viện Ukraine được lan truyền rộng rãi, do đó có áp lực ngăn chặn Nga và giúp hàng triệu người tị nạn Ukraine chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh. Mặt khác, ông Biden cũng phải đối phó với nguy cơ Nga có thể leo thang chiến tranh, đồng thời còn phản phòng và ngăn chặn Mỹ bị cuốn vào một cuộc chiến trực tiếp với Nga.

Trong một bài phát biểu tại Viện Công nghệ Georgia vào tuần trước, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns nói rằng: “Xét đến sự tuyệt vọng có thể xảy ra của Tổng thống (Nga) Putin và các nhà lãnh đạo Nga, xét đến những thất bại mà họ phải đối mặt về mặt quân sự cho đến nay, không ai trong chúng ta có thể xem nhẹ việc ( Nga) có thể sử dụng đến mối đe dọa do vũ khí chiến thuật hoặc vũ khí hạt nhân hiệu năng thấp gây ra.”

Khi đó, ông Burns cũng cho biết Mỹ chưa thấy “bằng chứng thực tế” về sự leo thang hạt nhân của Nga, nhưng CIA đang theo dõi chặt chẽ.

Kể từ khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, chính quyền Biden đã cung cấp cho Ukraine 2,6 tỷ USD viện trợ quân sự và an ninh, cùng phương Tây trừng phạt Nga. Các biện pháp trừng phạt này đã và đang phá hủy nền kinh tế Nga.

Trong bài phát biểu mới nhất về tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 21/4, ông Biden nói rằng Mỹ sẽ viện trợ quân sự cho Ukraine thêm 800 triệu USD, bao gồm pháo hạng nặng, máy bay không người lái và đạn dược để giúp vùng Donbas ở phía đông Ukraine chống lại Nga.

Đến nay, ông Biden đã loại trừ việc cử quân đội Mỹ tham chiến – quyết định này được hầu hết người Mỹ ủng hộ.

Ông Biden cũng không đồng ý thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine và giữ một số vũ khí và phương tiện phòng thủ mà Ukraine tìm kiếm, cũng như khôi phục một số hạn chế trong việc chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine.

Cô Rachel Renfro (35 tuổi), cư dân ở Nashville thuộc tiểu bang Tennessee nói: “Tôi biết chúng ta không chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng chúng ta luôn là kiểu người đặt mình vào tình huống này, và tôi không hiểu tại sao chúng ta không làm điều đó ở mức độ lớn hơn.”

Cô Renfro hy vọng nhìn thấy Mỹ tiếp nhận nhiều người tị nạn Ukraine hơn và cung cấp nhiều viện trợ hơn cho Ukraine. Tuy nhiên, cô cũng nói rằng việc đưa quân đội Mỹ tham chiến nên “tuyệt đối là biện pháp cuối cùng”.

Hầu hết người Mỹ ủng hộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, cung cấp vũ khí cho Ukraine và chấp nhận người tị nạn Ukraine vào Mỹ. Nhiều người Mỹ cũng ủng hộ việc triển khai quân đội Mỹ đến các quốc gia ở sườn phía đông của NATO để đối phó với cuộc xâm lược của Nga, với khoảng 2/3 số người Mỹ coi việc trở thành thành viên của NATO là có lợi cho Mỹ.

Hầu hết người Mỹ không ủng hộ việc triển khai quân đội Mỹ tới Ukraine để đối đầu trực tiếp với quân đội Nga. Chỉ 22% cho biết họ ủng hộ triển khai quân đội Mỹ đến Ukraine để chống lại quân Nga, trong khi 55% không đồng ý và 23% cho biết họ không tán thành cũng không phản đối.

Michael Gonzalez (31 tuổi), cư dân ở thành phố Fort Collins, thuộc tiểu bang Colorado, cho rằng cách tiếp cận của ông Biden đối với Nga “nói chung là phù hợp“, bao gồm các biện pháp trừng phạt rộng rãi đối với các ngân hàng Nga, các nhà tài phiệt và các quan chức chính phủ cùng gia đình của họ.

Anh Gonzalez nói: “Trong một thế giới hoàn hảo, tôi ước chúng ta sẽ có quân đội đến đó. Tôi cảm thấy như chúng ta không nên đi khắp nơi và báo động cho thế giới. Tôi hy vọng mình có thể giúp họ, nhưng chúng tôi đã chiến đấu một thời gian rồi.” Cha của Gonzalez phục vụ trong quân đội Cuba, và cha dượng của anh là một nhà thầu tư nhân trong cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan.

Cùng với cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay và ông Biden phải đối mặt với những thách thức chính trị lớn khác, lạm phát đã đạt mức cao nhất trong 4 năm và giá năng lượng tăng vọt. Các cuộc thăm dò cho thấy cán cân đánh đổi giữa các biện pháp trừng phạt đối với Nga và nền kinh tế Mỹ cũng có thể thay đổi một cách tinh tế. Đa số người Mỹ – với tỷ lệ 51% so với 45% – cho biết Mỹ có ưu tiên lớn hơn trong việc trừng phạt Nga càng hiệu quả càng tốt, và thứ hai là để hạn chế thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Tháng trước, tỷ lệ này là 55% so với 42%.

Ông Anthony Cordesman, chủ tịch danh dự về chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu và tư vấn tại Washington, chỉ ra rằng người Mỹ nói chung ủng hộ nhiều hành động mà Nhà Trắng đã thực hiện. Ông Cordesman nói, việc xây dựng hệ thống phòng không của Ukraine hoặc gửi thêm xe tăng và máy bay cũng sẽ đòi hỏi phải xây dựng hệ thống hậu cần, bao gồm cả radar và khả năng bảo trì, sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến ​​của nhiều người.

Theo một cuộc thăm dò chung của The Economist và YouGov (Economist-YouGov) được công bố vào ngày 20/4, khoảng 65% người Mỹ trưởng thành ủng hộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, trong khi chỉ có 17% ​​không tán thành.