Lại vào một kỳ hè – thu đầy bất an và rối loạn: Trung Quốc vẫn tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới. Dư luận Đỏ do chính trị thống soái vừa kết thúc đại tiệc mừng thọ 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhà cầm quyền tuyên bố thành công trong xây dựng “xã hội khá giả”, nhưng sau Hội nghị Bắc Đới Hà lại bất ngờ đưa ra khẩu hiệu “Thịnh vượng chung” đã khuấy động làn sóng “chia sẻ” tiền bạc trong một bộ phận xã hội Trung Quốc. Những diễn biến cho thấy “sóng ngầm” tại Trung Quốc vẫn rất khó lường.

Bắc Kinh, Thiên An Môn
Cảnh sát Trung Quốc (Ảnh: Songquan Deng/ Shutterstock).

ĐCSTQ bất ngờ đưa ra khẩu hiệu “Thịnh vượng chung” sau Hội nghị Bắc Đới Hà, đã khuấy động một cơn bão “chia sẻ” tiền bạc trong một bộ phận xã hội Trung Quốc (Feng Li / Getty Images). 

Nguy cơ phá sản của Evergrande gây kinh động Trung Nam Hải

Tin đồn về khả năng phá sản của Tập đoàn Evergrande đã gây chấn động toàn Trung Quốc. Đại gia bất động sản và xây dựng này sở hữu các dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố nhưng đang phải gánh những khoản nợ chồng chất.

Evergrande là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc và hiện là nhà phát triển bất động sản nợ nần nhiều nhất thế giới. Theo báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 của Evergrande, họ xác nhận rằng tổng nợ phải trả của họ lên tới gần 400 tỷ USD.

Kể từ ngày 10/9, các động thái bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân liên quan đến biến động của Evergrande bùng nổ cũng khiến các nhà chức trách đau đầu.

Ngày 15/9, trước trụ sở Thâm Quyến ở miền nam Trung Quốc của Tập đoàn Evergrande, những người biểu tình đã hét lên: “Trả lại tiền cho chúng tôi!”. Sau đó cảnh sát đã dùng vũ lực để giải tán họ.

Theo Bloomberg News, Bộ Nhà ở và Kiến thiết Đô thị – Nông thôn của ĐCSTQ đã thông báo cho các ngân hàng lớn ở Trung Quốc Đại Lục rằng ‘gã khổng lồ’ bất động sản này sẽ không thể trả khoản lãi vay đến hạn ngày 20/9.

Giới phân tích lo ngại vấn đề nợ của Evergrande gây ra rủi ro cho toàn bộ hệ thống tài chính Trung Quốc. Nhà đầu tư tỷ phú George Soros đã cảnh báo trong một bài báo trước đó trên tờ Financial Times rằng tình trạng vỡ nợ của Evergrande có thể làm nền kinh tế Trung Quốc điêu đứng.

Có tin đồn trên Weibo rằng máy bay riêng của ông Hứa Gia Ấn, người sáng lập và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Evergrande, gần đây đã bay đến Bắc Kinh để cầu cứu.

Reuters đưa tin rằng trước mắt Evergrande có 3 lối thoát: một là chịu trận phá sản trong hỗn loạn gây tác động sâu sắc; hai là phá sản có trật tự; và thứ ba là được hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, khả năng thứ ba là rất nhỏ.

Vấn đề là cuộc khủng hoảng nợ sâu của Evergrande chỉ là mô hình thu nhỏ của doanh giới trong lĩnh vực này tại Trung Quốc. Tờ Times Weekly của Trung Quốc ngày 7/9 đưa tin, tính đến ngày 5/9 năm nay ít nhất 274 công ty bất động sản đã tuyên bố phá sản, trung bình mỗi ngày một công ty.

Jack Ma, Triệu Vy, đến Hứa Gia Ấn

Một trong những tâm điểm chú ý tại Trung Quốc thời gian gần đây là Hứa Gia Ấn, người còn lại là Triệu Vy.

Trong cuộc thanh trừng quy mô lớn gần đây của ĐCSTQ, diễn viên nổi tiếng Triệu Vy đã bị chặn hoàn toàn trên mạng internet, điều này khiến người hâm mộ và giới quan sát suy đoán về lý do dẫn đến hành động của nhà cầm quyền đối với cô cũng như những người nổi tiếng khác.

Sau khi biến mất một thời gian, cư dân mạng đã phát hiện ngày 14/9 cô Triệu Vy xuất hiện tại sảnh kinh doanh của China Mobile ở quê nhà Vu Hồ và chụp ảnh cùng nhân viên. Phông màn sau hình ảnh là hàng chữ lớn “Học Lịch sử Đảng để mở mang tư tưởng” khiến người xem dễ gợi nhớ đến bối cảnh và câu chuyện bên trong về sự mất tích của Triệu Vy.

Sau biến cố Triệu Vy, truyền thông nhà nước Trung Quốc phanh phui hàng loạt lãnh đạo chính trị và kinh doanh có quan hệ thân với Triệu Vy, trong đó đáng kể như Jack Ma (Mã Vân), Tăng Khánh Hoài (em trai cựu Phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng),  và “chuyên gia rửa tiền” Tiêu Kiến Hoa của gia tộc họ Tăng.

Nửa cuối tháng Tám có một bức ảnh lan truyền trên Internet chụp chung Tăng Khánh Hoài và Triệu Vy và những người khác, trong ảnh Triệu Vy đứng cạnh Tăng Khánh Hoài ôm lấy cánh tay ông ta.

p2996162a327632455
Tăng Khánh Hoài, người đỡ đầu của ngành giải trí Trung Quốc. (Ảnh: Weibo)

Sau sự kiện năm ngoái ĐCSTQ thanh trừng Ant Group và người sáng lập Jack Ma của Alibaba, vụ việc Triệu Vy là một đòn khác giáng xuống những gia đình quyền quý của ĐCSTQ đứng sau giới kinh doanh. Triệu Vy và Jack Ma có mối quan hệ thân thiết, còn cơ nghiệp của Jack Ma có quan hệ lợi ích với giới quyền quý của ĐCSTQ.

Jack Ma mất tích một thời gian từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay. Lần xuất hiện gần đây nhất của tỷ phú này là ngày 1/9 tại nhà kính trồng rau ở Bình Hồ – Gia Hưng – Chiết Giang, hình ảnh liên quan đã được lan truyền trên Internet ngày 10/9.

Nhưng ngày 11/9, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã công bố một bài báo điểm danh các nền tảng như Alibaba, sau đó nhấn mạnh rằng “chống độc quyền không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, và “ngăn chặn tư bản bành trướng gây mất trật tự”, vì rằng “độc quyền là đối lập với thịnh vượng chung”.

Tập đoàn Evergrande của Hứa Gia Ấn còn được coi là “túi tiền” của gia đình ông Tăng Khánh Hồng. Tờ Sydney Morning Herald (Úc) từng tiết lộ rằng vào đầu năm 2015, ông Hứa Gia Ấn đã cho con trai Tăng Vĩ của Tăng Khánh Hồng mượn căn biệt thự để tổ chức tiệc và từ đó bám gia đình Tăng Khánh Hồng.

Ngoài Evergrande, công ty Huarong có quan hệ mật thiết với gia đình ông Tăng Khánh Hồng cũng rơi vào khủng hoảng nợ. Huarong từng là một trong những công ty quản lý tài sản nhà nước lớn nhất của ĐCSTQ, công ty này hôm 18/8 thông báo lỗ ròng lên tới 102,9 tỷ nhân dân tệ.

 

Cựu chủ tịch Lại Tiểu Dân của Huarong đã bị xử tử

Năm 2012, Lại Tiểu Dân từng “bán” công ty con của Huarong cho công ty bất động sản Fantasia do gia đình Tăng Khánh Hồng kiểm soát với giá rẻ mạt.

Ngày 7/9 vừa qua, Bloomberg đưa tin về Tăng Bảo Bảo (con gái của Tăng Khánh Hoài, cháu gái của Tăng Khánh Hồng), theo đó Fantasia Holdings do cô này phụ trách tham gia vào phát triển bất động sản đã bị các bộ phận ngân hàng tư nhân của Citigroup và Credit Suisse từ chối không chấp nhận sử dụng trái phiếu của họ làm tài sản thế chấp, hàm ý tình hình tài chính của Fantasia không tốt. Được biết nguyên nhân vì bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ của Tập đoàn Evergrande do Hứa Gia Ấn thành lập.

Giông bão được âm thầm khuấy động từ Bắc Đới Hà

Mùa hè năm nay, ngày 1/7 Bắc Kinh tổ chức lễ kỷ niệm 100 thành lập ĐCSTQ, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình cảnh báo rằng cái gọi là lực lượng nước ngoài sẽ “đổ máu” trước Vạn Lý Trường Thành của người dân, và tuyên bố về quyết tâm triệt để cho “xã hội khá giả”.

Sau hội nghị Bắc Đới Hà, giới quan sát bên ngoài rất khó để biết được nội tình diễn ra như thế nào. Nhưng ngày 17/8 sau hội nghị, ông Tập Cận Bình đã tổ chức hội nghị đặc biệt Ủy ban Tài chính và Kinh tế để đề xuất “thịnh vượng chung” và “tái phân phối của cải” để “khuyến khích các nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp đóng góp cho xã hội nhiều hơn”. Người ta suy đoán kế hoạch vơ vét này của ĐCSTQ đã được thảo luận tại hội nghị bí mật Bắc Đới Hà.

Tại hội nghị lần thứ 21 của Ủy ban Cải cách sâu được ĐCSTQ tổ chức ngày 30/8 có chiến lược giám sát chống độc quyền liên quan đến “thịnh vượng chung”, được diễn tả nhằm “xây dựng mô hình phát triển mới, thúc đẩy phát triển chất lượng cao, và thúc đẩy thịnh vượng chung”.

Các quan chức cho rằng những người giàu có “trả lại cho xã hội”“không bắt buộc”, nhưng dưới quyền lực chính trị khiến một nhóm lớn người giàu lo sợ nên đã sớm tình nguyện bỏ ra một số tiền khổng lồ để bảo vệ. Ví dụ, Alibaba do Jack Ma thành lập hứa đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ vào quỹ từ thiện để giúp “thịnh vượng chung”.

Và ngày 29/8, nhà văn cánh tả sùng bái cố lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông, ông Lý Quang Mãn đã công bố bài viết “Mọi người đều có thể cảm thấy thay đổi sâu sắc đang diễn ra!”. Bài viết được tờ Nhân dân của ĐCSTQ đăng lại và cảnh báo: “Các tập đoàn tư bản như Ant, Didi… đã chuyển sang đối lập với chủ nghĩa xã hội… Thay đổi của chúng ta là phải xử lý sạch sẽ những thế lực tư bản thành nọc độc của chủ nghĩa xã hội này…”.

Bài viết này sau đó đã thu hút cả ông Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) vào cuộc, và cuộc tranh cãi giữa hai nhà văn phò ĐCSTQ này cũng làm dấy lên chú ý từ giới quan sát quốc tế.

Hệ quả đến mức đích thân ông Phó Thủ tướng Lưu Hạc ra mặt với bài đăng trên tờ Nhân dân để “hòa giải”, người ta nghi ngờ không biết có vấn đề “nội chiến” trong Trung Nam Hải hay không.

Sẽ mở Phiên họp toàn thể lần 6

Một số phương tiện truyền thông thân ĐCSTQ chỉ ra tình hình cho phép thấy được tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6 sắp tới của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.

Gần đây, giới chức ĐCSTQ đã thông báo chương trình chính của Hội nghị toàn thể lần 6 Trung ương diễn ra vào tháng 11 là tập trung vào nghiên cứu và tổng kết cái gọi là “những thành tựu chính và những vấn đề kinh nghiệm lịch sử” của ĐCSTQ trong thế kỷ qua.

Trang tin Dwnews bên ngoài Đại Lục chỉ ra, ĐCSTQ sắp ra mắt nghị quyết mang tính lịch sử thứ ba, nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của ông Tập Cận Bình.

Những nguồn tin từ truyền thông ĐCSTQ cho biết, cái gọi là “thành tựu quan trọng và kinh nghiệm lịch sử” trong 100 năm của Đảng là kiên quyết bảo vệ vị trí hạt nhân của Tập Cận Bình và Trung ương Đảng, kiên quyết bảo vệ sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương Đảng.

Nhận định từ Dwnews cho rằng việc củng cố vị trí hạt nhân của ông Tập là mục đích chính của Phiên họp toàn thể lần thứ 6. Thông tin cũng cho biết theo thông lệ, Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19 diễn ra vào tháng 11/2021 dự kiến ​​sẽ thông báo về Đại hội 20 ĐCSTQ sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào nửa cuối năm 2022.

Sau Hội nghị Bắc Đới Hà, ĐCSTQ tiếp tục đẩy mạnh “chống độc quyền” và mở rộng chỉnh đốn nhiều lĩnh vực, từ việc các ông lớn công nghệ mạng tặng khoản tiền khổng lồ cho các ngôi sao giải trí ký “Cam kết nghệ thuật và đức hạnh”, ngành giáo dục đào tạo cũng phát động một danh sách trắng kèm theo về “Hành động chuẩn mực” thể hiện lòng trung thành với Đảng.

Giới quan sát có phân tích rằng cơn bão này sẽ tiếp tục cho đến Hội nghị toàn thể lần 6 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, và sẽ tiếp tục đến Đại hội 20 của ĐCSTQ.

Epoch Times dẫn lời nhà bình luận về vấn đề thời sự Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) chia sẻ rằng trở ngại lớn nhất để Tập Cận Bình tại nhiệm ở Đại hội 20 luôn từ phe Giang (những thân tín của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân). Gần đây, ông Tập đã thực hiện một loạt động thái nhằm quét sạch mọi trở ngại, từ việc chấn chỉnh Alibaba cho đến giới tài chính và Internet nằm trong kiểm soát của giới “thái tử Đảng” [phe Giang]. Ngành công nghiệp giải trí bị chấn chỉnh quy mô lớn xưa nay luôn là địa bàn lợi ích của gia đình Tăng Khánh Hồng [phe Giang].

Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng đối với ông Tập Cận Bình, đây là động thái “một mũi tên trúng hai đích”: một mặt mở ra tư thế sẵn sàng cho chiến tranh [có thể có], chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể kéo dài với Mỹ và châu Âu; mặt khác cũng nhân cơ hội này dọn sạch các thế lực trở ngại cho khả năng duy trì quyền lực của ông Tập, thu hẹp lại địa bàn lợi ích của phe cản trở.

Tông Văn, Epoch Times

Xem thêm: