Chính quyền Trung Quốc công bố số liệu cho thấy gần 20% thanh niên (16 – 24 tuổi) ở nước này thất nghiệp trong tháng 3. Tuy nhiên, cư dân mạng đăng bằng chứng chỉ ra nhiều trường cao đẳng và đại học buộc sinh viên phải khai báo có việc làm mới được cấp chứng chỉ tốt nghiệp, làm sai lệch dữ liệu việc làm thực tế. Có học giả cho rằng số thanh niên thất nghiệp thực tế có thể cao hơn con số 20%.

GettyImages 1242767216
11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học đang phải đối mặt với mùa tốt nghiệp khó khăn nhất trong lịch sử. Ảnh chụp hội chợ việc làm ở Bắc Kinh ngày 26/8/2022. (Nguồn ảnh: JADE GAO/AFP qua Getty Images)

Ba năm ĐCSTQ thực hiện chính sách zero-COVID đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc, khiến 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học phải đối mặt với mùa tốt nghiệp khó khăn nhất trong lịch sử. Một số trường cao đẳng và đại học bắt đầu sử dụng các mánh khóe làm giả dữ liệu như thời Đại Nhảy Vọt.

Trước những bằng chứng cư dân mạng đăng tải cho thấy, nhiều trường buộc sinh viên khai báo đã có việc làm mới cho tốt nghiệp, các trường cao đẳng và đại học lại đổ trách nhiệm cho đó là “hành vi cá nhân của từng giáo viên”. 

Có ảnh chụp màn hình trên Internet cho thấy Trường Kinh doanh Nam Quốc thuộc Đại học Ngoại ngữ Quảng Đông yêu cầu sinh viên đăng ký tốt nghiệp xuất trình hợp đồng lao động đã ký, hoặc thư mời nhập học để học tiếp trong và ngoài nước; thực tập sinh phải cấp chứng nhận việc làm; trong các trường hợp khác, bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề tự do.

Nhà trường cũng cho biết, đã huy động toàn bộ giáo viên trong trường giới thiệu việc làm cho học sinh, kêu gọi các em tích cực nộp hồ sơ và không bỏ lỡ cơ hội việc làm nào.

Học viện Công nghệ Liễu Châu cũng khuyến khích sinh viên tốt nghiệp nhập ngũ, và nói rằng chính quyền sẽ có chính sách hỗ trợ. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp còn được thông báo rằng họ phải nêu rõ nơi làm việc khi tham gia bảo vệ tốt nghiệp vào cuối tháng. Nhiều cư dân mạng cho rằng tình huống này không phải cá biệt.

20230510065756868
Trường Cao đẳng Nam Quốc thuộc Đại học Ngoại ngữ Quảng Đông bị phát hiện yêu cầu sinh viên tích chọn mục “đã ký hợp đồng lao động” trong hồ sơ đăng ký tốt nghiệp. (Ảnh: Tài khoản Twitter “Cô Lý không phải là cô giáo của bạn”)
20230510065756104
Học viện Công nghệ Liễu Châu yêu cầu sinh viên ghi rõ nơi làm việc mới cho phép bảo vệ tốt nghiệp. (Ảnh: Tài khoản Twitter “Cô Lý không phải là cô giáo của bạn”)

Có người trích dẫn thông tin từ cuộc họp nội bộ của Đại học Hải Dương Thượng Hải, rằng tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học ở Thượng Hải là dưới 30%. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng vì dữ liệu việc làm quá xấu, nên tất cả các bên đều đang làm sai lệch ở nhiều cấp độ khác nhau, tất cả các khâu trong toàn xã hội đều đang làm giả số liệu.

Một số học giả tài chính chỉ ra rằng để tô vẽ thái bình, Chính phủ Trung Quốc đã làm sai lệch dữ liệu từ trên xuống dưới.

Theo một báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, truyền thông chính thức của Trung Quốc miêu tả “việc làm linh hoạt”“sự lựa chọn chủ động của giới trẻ, không cần phải lo lắng quá nhiều”. Nhưng một số học giả chỉ ra rằng điều này chỉ nhằm “tô vẽ” cho số liệu dân số thất nghiệp khổng lồ, và là thuật ngữ thoái thác trách nhiệm kiểu “tang sự tổ chức như hỷ sự”.

Học giả tài chính Trung Quốc, ông Hạ Giang Binh, nói rằng Trung Quốc hiện đang bị rút vốn nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân đang suy giảm và nền kinh tế đang đi xuống, sinh viên đại học thất nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp. Trước dữ liệu khó coi này, các trường cao đẳng và đại học cũng đang bí mật gian lận số liệu.

Ông Hạ Giang Binh cho biết, tỷ lệ thất nghiệp giới chức công bố là 19,6%. Đó là độ tuổi từ 16 – 24. Nhìn chung 16 tuổi vẫn đang đi học, vì vậy số liệu này đã được nới rộng phạm vi. Nếu chỉ tính những người tốt nghiệp đại học, tỷ lệ thất nghiệp có thể rất cao, nên đành phải để sinh viên nói dối rằng họ đã tìm được việc làm, để tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, nếu không họ sẽ không được cấp bằng tốt nghiệp.

Việc làm chủ yếu phụ thuộc vào doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh. Nếu không thay đổi xu hướng chuyển dịch dây chuyền công nghiệp, tình hình việc làm sẽ không thể tốt lên.

Thanh niên Thượng Hải Hoàng Ý Thành là người tham gia “Phong trào Giấy trắng”, từng bị bắt lên xe cảnh sát và hiện đã trốn sang Đức. Anh tin rằng khi đối mặt với môi trường việc làm khắc nghiệt, Hiệp hội Thanh niên Trung Quốc đã nghĩ về vấn đề mấu chốt là do thể chế phía sau, vậy nên mới nổi dậy. “Phong trào Giấy trắng” là một ví dụ về sự thức tỉnh của giới trẻ Trung Quốc. Anh cho biết Trung Quốc khó có thể tái tạo sự phát triển ổn định và tốc độ cao như trước đây. Tất cả các vấn đề mang tính thể chế này sẽ bị phơi bày.

Trước kia, sinh viên đại học nghĩ rằng nền kinh tế có thể vẫn ổn, vì vậy họ đã nhẫn chịu. Nhưng bây giờ, sau “Phong trào Giấy trắng”, tất cả giới trẻ đã thức tỉnh. Từ tỷ lệ thất nghiệp cao đến các phong trào xã hội, cần phải có một quá trình hâm nóng, anh nghĩ sẽ có các phong trào xã hội trong năm nay.

Chính quyền ĐCSTQ đã thực sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, và lo ngại điều này sẽ dẫn đến bất ổn chính trị.

Gần đây, một số kênh truyền thông của ĐCSTQ tuyên truyền rằng một sinh viên tốt nghiệp sinh sau năm 1995 của Đại học Trịnh Châu đã hạ mình, đi “nhặt rác” và đạt được tự do tài chính với thu nhập hàng tháng lên tới 5 con số (10.000 NDT tương đương 1.450 USD).

Trong khi đó, Đài truyền hình Trung ương CCTV của ĐCSTQ cũng tuyên truyền rằng hai vợ chồng sinh sau năm 1995 ở Nghĩa Ô, Chiết Giang đã kiếm được 9.000 nhân dân tệ (khoảng 1.305 USD) mỗi ngày nhờ bán hàng ở chợ đêm.

Bà Lý Nguyên Hoa, học giả ở Úc, cho biết: “Đây đều là tin giả. Những tuyên truyền này của ĐCSTQ nhằm khiến giới trẻ hạ thấp phẩm giá của họ, căn bản là không thể đứng vững (trước dư luận).”

Chính phủ cũng dấy lên phong trào “Lên núi, về nông thôn mới”. Gần đây, tỉnh Quảng Đông đã đưa ra kế hoạch hành động 3 năm, sẽ tổ chức cho 300.000 thanh niên “về nông thôn, trở về nông thôn để phát triển nông thôn”.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp siêu cao và hỗn loạn xã hội ở Trung Quốc đã sinh ra một nghề nghiệp lập dị: “Bạn gái vỉa hè” trên đường phố Thâm Quyến. Các dịch vụ được niêm yết giá rõ ràng, trong đó có 5 nhân dân tệ cho một cái ôm và 10 nhân dân tệ cho một nụ hôn.