10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2018
- Minh Hùng
- •
Một cuộc khảo sát quy mô lớn đã được triển khai ở gần 300 điểm tập trung dân cư vừa công bố danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2018, trong đó Hồng Kông tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng.
Cuộc khảo sát này có tên “Khảo sát Khả năng Chi trả Nhà ở Quốc tế Nhân khẩu học Thường niên lần thứ 14 (14th Annual Demographia International Housing Affordability Survey) năm 2018”. Khảo sát đã phân tích 293 thị trường nhà ở đô thị tại 9 quốc gia: Úc, Canada, Hồng Kông, Ireland, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Anh quốc, và Hoa Kỳ trong 3 quý cuối năm 2017.
Sử dụng cách tiếp cận theo chỉ số MMI (khả năng chi trả thể hiện qua cách tính thu nhập bình quân đầu người so với giá nhà ở). Như vậy, nếu thu nhập bình quân 50.000 USD và ngôi nhà có giá trung bình 250.000 đô la, thì chỉ số MMI sẽ là 5.
Phương pháp này xác định được 26 địa điểm có “chi phí đắt khủng khiếp”, trong đó Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Canada và Trung Quốc là những quốc gia đứng đầu bảng.
Bên cạnh những thị trường lớn, khảo sát cũng được thực hiện ở các khu vực khác, số liệu được tổng hợp lên danh sách này.
Dưới đây là 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới để sinh sống trong năm 2018 dựa trên khảo sát này:
10. Tauranga, phía Tây vịnh Plenty, New Zealand: Nhà ở New Zealand có MMI = 5.8, còn riêng ở Tauranga thì chỉ số MMI = 8.9, hay nói cách khác, ở thành phố này chi phí dành cho nhà ở đắt gấp 8.9 lần so với thu nhập bình quân đầu người.
=9. Salinas, Monterrey, California, Hoa Kỳ — Tọa lạc ở hạt Monterrey, Salinas có dân số chưa đầy 150.000 người và MMI = 9.1
=9. San Francisco, California, Hoa Kỳ — San Francisco có chỉ số MMI tương tự như Salinas, nhưng dân số tập trung nhiều ở San Francisco hơn, và thành phố này cũng có MMI = 9.1
8. Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ — thủ phủ của Hawaii nằm ở bờ nam của đảo Oahu, và nó có MMI = 9.2
=7. Los Angeles, California, Hoa Kỳ — chi phí dành cho nhà ở cao ngất ngưởng, với MMI = 9.4
=7. Santa Barbara, California, Hoa Kỳ — khu vực thứ 4 của California nằm trong top 10 này với MII = 9.4
6. Melbourne, Australia — Thành phố này có MMI = 9.9. Con số này là 6.1 vào năm 2001 và dưới 3.0 vào đầu những năm 1980. Kể từ năm 2001, giá nhà trung bình của thành phố này tăng phi mã tương đương với thu nhập trước thuế trung bình mà hộ gia đình dành dụm trong hơn 3 năm.
5. San Jose, California, Hoa Kỳ — San Jose là nơi người dân ít có khả năng chi trả cho nhà ở với MMI = 10.3
4. Santa Cruz, California, Hoa Kỳ — Cũng tọa lạc ở Vùng vịnh Bay Area, Santa Cruz là khu vực có giá nhà đất đắt đỏ nhất nước Mỹ với MMI = 10.4
3. Vancouver, Canada — Là thành phố đắt đỏ nhất Canada với MMI = 12.6. Trong cuộc khảo sát này, Vancouve là thành phố có giá nhà tăng mạnh nhất, tăng hơn 2.35 lần so với năm 2004 (MMI = 5.3)
2. Sydney, Australia — Đây là thành phố đắt đỏ nhất nước Úc. Sydney có MMI= 12.9, và được đánh giá là thành phố có tốc độ tăng giá nhà so với thu nhập bình quân vô cùng nhanh chóng. Năm 2001, MMI của thành phố này là 6.3. Chỉ số Bong bóng Bất động sản Toàn cầu của UBS xếp hạng Sydney là rủi ro bong bóng nhà đất tồi tệ nhất đứng thứ tư trên thế giới (liền sau đó là Vancouver).
1. Hồng Kông: Trong 8 năm liên tiếp Hồng Kông giữ ngôi vị quán quân trong Top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Đây là thành phố có giá nhà ở cao ngất ngưởng với MMI = 19.4 – con số cao nhất của cuộc khảo sát, và năm ngoái con số này là 18.1
Theo Business Insider
Minh Hùng
Xem thêm:
Từ khóa Giá nhà đất Hồng Kông Hoa Kỳ Australia New Zealand thu nhập bình quân