Tơ tằm là một trong những loại sợi tự nhiên tốt nhất hiện có. Quá trình sản xuất lụa tơ tằm đã được truyền lại từ xa xưa với rất ít thay đổi ngoài một số công đoạn được cơ giới hóa. Tơ tằm dễ nhuộm màu, cho thành phẩm mềm mại và đẹp mắt. 

1
Là một trong những loại sợi tự nhiên tốt nhất hiện có, việc sản xuất tơ lụa đã được truyền lại từ thời cổ đại với rất ít thay đổi ngoài một số cơ giới hóa. Tơ từ sợi trắng của con tằm dâu dễ dàng nhuộm màu, cho thành phẩm mềm mại và đẹp mắt. (Ảnh: 7Crafts/Shutterstock)

Trong quá khứ, con người tìm thấy trong tự nhiên tất cả các vật liệu cần thiết đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mình. Trái đất — với muôn vật muôn loài — đã cung cấp thức ăn, chỗ ở, nhiên liệu và nguyên liệu để cho con người làm trang phục trong hàng nghìn năm. Dệt may từ sợi tự nhiên có lịch sử trùng khớp với lịch sử của nền văn minh nhân loại, với bằng chứng về vải dệt thoi (lanh) có từ 6.000 năm trước Công nguyên.

Khi nền văn minh phát triển, các phương pháp thô sơ được cải tiến, các thiết kế trở nên phức tạp hơn và chất liệu vải cũng càng ngày càng tốt hơn. Cách đây không lâu, quần áo từ vải line (lanh) rất được coi trọng vì phải mất nhiều công sức để sản xuất ra, do đó nó khá khó tìm và đắt tiền. Nhưng cuộc Cách mạng Công nghiệp và sự phát minh ra vải polyester đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong ngành may mặc.

Giờ đây, quần áo rẻ đến mức hầu như ai cũng có thể thay đổi tủ quần áo của mình theo mọi xu hướng đang diễn ra. Polyesters, acrylics và các loại sợi nhân tạo khác có giá thành rẻ, linh hoạt và gần như không thể phân hủy, nhưng chúng không thể so sánh với vẻ đẹp vượt thời gian và kết cấu tinh tế của sợi tự nhiên. Trong loạt bài này, chúng ta sẽ xem xét quá trình thú vị để tạo ra nhiều loại sợi tự nhiên, bắt đầu từ tơ tằm.

2
Tơ từ một số kén được chập lại để xe thành một sợi chỉ tơ. Nghề dệt lụa đã được truyền lại từ thời cổ đại với rất ít thay đổi ngoài một số công đoạn được cơ giới hóa. (Ảnh: ulija Ogrodowski/Shutterstock)

Nghề nuôi tằm

Nghề làm tơ lụa có từ thời Trung Quốc cổ đại trong Thời đại đồ đá mới (thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên), và chỉ có ở Trung Quốc cho đến khi mở ra Con đường tơ lụa nhiều thiên niên kỷ sau đó. Hiện nay Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất lụa hàng đầu với sản lượng khoảng 146.000 tấn hàng năm. Trung Quốc và Ấn Độ đóng góp 28.708 tấn — chiếm 60% sản lượng lụa thế giới.

Sản xuất vải lụa là một quá trình mất nhiều công sức, còn được gọi là nghề trồng dâu nuôi tằm. Các sợi tơ được lấy một cách tỉ mỉ từ kén của ấu trùng đang hóa nhộng để tạo ra một sợi chỉ tơ duy nhất rất dài.

Nuôi tằm

Tằm nuôi — đặc biệt là tằm dâu (Bombyx mori), được đặt tên theo chế độ ăn duy nhất của nó là lá dâu tằm — là chìa khóa của nghề nuôi tằm, là xương sống của 95% tổng số lụa được sản xuất trên thế giới.

Giai đoạn trứng

Quá trình này bắt đầu với giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời của con tằm. Sau khi đẻ tới 500 quả trứng, bướm đêm qua đời để lại những quả trứng của nó cho con người chăm sóc. Trong điều kiện thích hợp (nhiệt độ ổn định 25°C và độ ẩm tương đối khoảng 80%), những quả trứng nhỏ màu vàng nở thành ấu trùng trong khoảng 12 ngày.

3
Những con tằm khỏe mạnh ăn lá dâu tươi trong khoảng một tháng trước khi đến giai đoạn nhộng. (Ảnh: Pomme Home/Shutterstock)

Giai đoạn ấu trùng

Sau khi ấu trùng nở, những con tằm non được cẩn thận chuyển đến các khay trong phòng nuôi. Chúng được cho ăn lá dâu tươi hàng ngày, cuối cùng đổi màu từ sọc đen sang trắng đặc khi lớn lên.

Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn dài nhất trong vòng đời của con tằm và nó được chia thành 5 giai đoạn trước thời kỳ lột xác.

Mặc dù tằm phát triển nhanh nhưng lớp da của nó thì không, vì vậy nó cần phải lột xác định kỳ để loại bỏ lớp da cũ và thay thế lớp da mới phù hợp. Sau 25 đến 30 ngày ở giai đoạn ấu trùng và đã ăn gấp 50.000 lần trọng lượng cơ thể ban đầu, tằm sẽ bắt đầu hóa nhộng.

Giai đoạn nhộng

Những con tằm trắng trưởng thành hoàn toàn ngừng ăn và bắt đầu quay kén để biến thái thành bướm đêm. Những con tằm trưởng thành được đặt cẩn thận trong giá treo — những thiết bị giống như khung có lỗ nhỏ để chứa kén. Chúng sẽ được để yên tại đó đó để quay kén với nhiệt độ khoảng 26°C và độ ẩm tương đối từ 60 – 70%. Toàn bộ cấu trúc của kén chỉ bao gồm một sợi tơ duy nhất có thể đạt chiều dài đáng kinh ngạc là 900m! Tằm nuôi cho sợi màu trắng, trong khi các loài tằm tự nhiên tạo ra sợi màu vàng. Tơ trắng dễ nhuộm thành bất kỳ màu nào nên rất lý tưởng cho ngành dệt may.

Sau khoảng một tuần, ấu trùng biến thành nhộng ở bên trong kén.

4
Sau khi một con sâu tơ xuất hiện, cái kén thường được coi là vô dụng, nhưng một số nhà nuôi tằm có lương tâm đã tìm ra cách sử dụng những mảnh vỡ, và do đó cứu được mạng sống của ấu trùng nhộng. (Ảnh: Macronatura.es/Shutterstock)

Giai đoạn hóa bướm

Nhộng biến đổi trong vòng vài tuần, nhưng hầu hết không đạt đến giai đoạn sâu bướm, vì khi chui ra chúng sẽ cắn kén làm hỏng sợi tơ. Hầu hết tằm bị chết trong quá trình chế biến và chỉ một số ít bướm đêm được phép phát triển và sinh sản, hoàn thành vòng đời.

Nếu bạn bị sốc và kinh hoàng khi biết rằng những con sâu bướm đã bị hại để cung cấp cho bạn chất liệu yêu thích của mình, bạn có thể xoa dịu lương tâm bằng cách chọn lụa được sản xuất nhân đạo là lụa Ahimsa.

Lụa Ahimsa còn được gọi là lụa hòa bình. Ahimsa – bắt nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa là “không gây thương tích” – tơ được sản xuất mà không giết tằm.

Trong sản xuất lụa ahimsa, kén chỉ được xử lý sau khi bướm đêm nở, điều này khiến các sợi tơ bị ngắn hơn. Các sợi ngắn này sau đó được xe lại với nhau để tạo ra một loại lụa được cho là có chất lượng cao hơn lụa thông thường.

Lụa Ahimsa tốn nhiều công sức hơn để tạo ra nên đắt hơn — nhưng phương pháp nhân văn hơn này đang thu hút sự chú ý ngày càng tăng và có thể là một lựa chọn khả thi cho ngành.

5
Ngày nay, kén tằm chủ yếu được xử lý bằng máy móc nên tơ tằm ngày càng phong phú và giá cả phải chăng. (Ảnh: IvanMel/Shutterstock)

Từ con tằm đến vải lụa

Thông thường, kén được lấy ra trước khi quá trình biến hình hoàn tất, sấy khô để bảo quản và được phân loại dựa trên chất lượng và các đặc điểm như chiều dài, hình dạng, màu sắc và độ bóng.

Sau đó, kén được đun sôi trong thời gian ngắn để làm mềm và khử chất gôm, giúp hòa tan một phần protein sericin – một chất khiến tơ trở nên thô ráp và khó nhuộm. Các kén mềm sau đó trải qua giai đoạn chải kén (deflossing) – loại bỏ một lớp sợi tơ rối bên ngoài không sử dụng được. Lớp sợi này có thể được bóc ra bằng tay, bằng bàn chải hoặc bằng các thiết bị cơ học.

Cần một số sợi tơ để tạo thành một sợi chỉ đơn và quá trình này được gọi là quay tơ. Các kén được tháo ra thành từng nhóm trong thau nước ấm, với các sợi tơ được gộp lại với nhau khi được quấn vào guồng quay. Điều này được thực hiện thủ công theo phương pháp truyền thống, nhưng hiện nay được làm nhanh và hiệu quả hơn nhờ sử dụng máy móc.

6
Các bó tơ đã qua xử lý có màu trắng tự nhiên. (Ảnh: jayk67/Shutterstock)

Các sợi tơ trắng, đủ dày để xoắn và nhuộm, được bó thành cuộn. Các bó tơ dễ nhuộm nhờ có màu trắng và bề mặt trơn nhẵn.

Các bó tơ đã xoắn và nhuộm màu được quấn vào ống hoặc cuốn thành cuộn để bán hoặc dệt thành vải. Việc dệt sợi có thể được thực hiện theo nhiều cách. Trong các loại vải lụa, vải charmeuse là phổ biến nhất. Đây một loại vải đặc biệt bóng và mịn ở một mặt, còn mặt sau thì màu xỉn hơn, giúp làm tăng thêm giá trị và vẻ đẹp của tơ tằm.

Bởi vì kén có tác dụng bảo vệ con nhộng nên lụa không chỉ rất bền mà còn cách nhiệt tốt — giữ cho người mặc mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Chất xơ tự nhiên trong kén tằm thậm chí mang lại một số lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp. Vải lụa tơ tằm giúp cân bằng độ ẩm của da và tóc khi được sử dụng làm khăn trải giường, đồ ngủ hoặc đồ lót. Lụa không có nhiều chất gây dị ứng như trong các vật liệu nhân tạo và một số loại lụa thậm chí còn có đặc tính kháng khuẩn.

Ngọc Chi, Vision Times

Video: Dỡ cả cây ATM để trộm tiền, nhưng đi giữa đường lại làm rơi