Hôm thứ Năm (25/4), hai chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC) đã ra tuyên bố chung, kỷ niệm 25 năm “Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4” và yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài 25 năm qua.

Chris Smith
Đại diện Đảng Cộng hòa Chris Smith (bên trái) kiêm Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC), và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Jeff Merkley (bên phải) kiêm đồng Chủ tịch. (Ảnh: Public domain)

CECC là một tổ chức Quốc hội Mỹ chịu trách nhiệm theo dõi tình hình hiện tại của ĐCSTQ và vấn đề nhân quyền. CECC được lãnh đạo bởi các thành viên của cả hai đảng và cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ. Các chủ tịch hiện tại là Dân biểu cấp cao của Đảng Cộng hòa Chris Smith và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Jeff Merkley.

Hai vị chủ tịch đã đưa ra một tuyên bố chung hôm thứ Năm (25/4) có nội dung:

“Ngày này 25 năm trước, các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện một cách ôn hòa ở Bắc Kinh, để đòi quyền tự do thực hành đức tin của họ. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại phát động một chiến dịch giam giữ, tra tấn và sách nhiễu đối với họ. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài một phần tư thế kỷ này phải chấm dứt.”

Ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện một cách ôn hòa.

Vụ việc đã gây chấn động thế giới và được truyền thông nước ngoài ca ngợi là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa quy mô lớn nhất và lý trí nhất kể từ khi ĐCSTQ thành lập. Khi đó, có khoảng 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục.

su kien 25.4
Người đi thỉnh nguyện hôm 25/4/1999 tại Trung Nam Hải xếp hàng trật tự theo hướng dẫn của cảnh sát. Hoàn toàn không có biểu ngữ, khẩu hiệu.

Tuy nhiên, sau đó ĐCSTQ đã bóp méo cuộc thỉnh nguyện này thành “vụ bao vây Trung Nam Hải”, viện cớ này phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp từ nhiều tháng đến nhiều năm. Trong thời gian đó họ bị tra tấn, thậm chí mất mạng.

Theo lời kể của những người bị giam giữ, sự tra tấn thể xác mà họ phải chịu đựng khi bị giam trong các trại cưỡng bức lao động gồm bị đánh đập bằng gậy thép, sốc điện bằng dùi cui điện, cấm ngủ, buộc phải ngồi hoặc đứng trong tư thế đau đớn trong thời gian dài, và bức thực bạo lực.

Học giả Trung Quốc Viên Hồng Băng tại Úc cho biết, ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người khi sử dụng nhiều thủ đoạn tra tấn tà ác khác nhau, và bí mật thu hoạch nội tạng sống nhằm đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 21/4, ông Trần Sấm Sáng (Chen Chuangchuang), Luật sư kiêm Giám đốc điều hành của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc, cho biết cuộc thỉnh nguyện ôn hòa cách đây 25 năm bị ĐCSTQ coi là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Ông Trần nói: “Sau 25 năm bị đàn áp, Pháp Luân Công không những không biến mất, mà còn trở nên phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.”

“Họ đã dùng đức tin và lòng can đảm của mình để trở thành những người bảo vệ tự do và công lý. Chúng ta hãy tri ân những anh hùng này, tự hào về sự dũng cảm và sự hy sinh của họ.”

Năm 2019, Tòa án Trung Quốc (China Tribunal) có trụ sở tại London kết luận, hoạt động thu hoạch nội tạng sống “quy mô lớn” đang diễn ra ở Trung Quốc, và học viên Pháp Luân Công là “nguồn cung cấp nội tạng chính”.

Tuy nhiên, trước sự đàn áp nghiêm trọng của ĐCSTQc, học viên Pháp Luân Công vẫn tuân thủ nguyên tắc tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn”, và nêu gương về những nỗ lực lý trí ôn hòa trong việc chấm dứt cuộc bức hại.

id14231171 173849 1
Vào tối ngày 21/4/2024, hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở New York đã đến Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York và tổ chức thắp nến tưởng niệm để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4. Họ yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đồng thời kêu gọi các lực lượng chính nghĩa trên toàn thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: Dai Bing / Epoch Times)

Trong 25 năm tiếp theo, cứ đến ngày 25/4, học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục và trên toàn thế giới lại tổ chức những cuộc tuần hành, mít tinh và các hoạt động khác nhau, kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này, đồng thời truyền tải sự thật về Pháp Luân Công đến cộng đồng quốc tế, vạch trần cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ.

CECC được thành lập vào tháng 10/2000. Nhiệm vụ của tổ chức này là giám sát tình hình nhân quyền và pháp quyền ở Trung Quốc, đồng thời nộp báo cáo hàng năm cho Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ. CECC bao gồm 9 thượng nghị sĩ, 9 dân biểu và 5 quan chức chính phủ cấp cao do Tổng thống bổ nhiệm.

Nhiều năm qua, hai vị chủ tịch vẫn tiếp tục chú ý đến cuộc đàn áp đẫm máu đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hai ông liên tục yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp.

Tháng trước, hai ông còn thúc đẩy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thành lập một cơ chế khen thưởng việc báo cáo, tìm kiếm bằng chứng tuyến đầu, nhằm buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về tội ác thu hoạch nội tạng của mình.

Bình Minh (t/h)