Điều gì khiến chúng ta yêu thích công việc của mình? Đây là chủ đề bài phát biểu tại TED của Dan Ariely, giáo sư tâm lý học và kinh tế học hành vi nổi tiếng người Mỹ. Về vấn đề này, một số người sẽ cảm thấy nào là công việc quá mệt mỏi, hay lương bổng quá thấp, dù thế nào đi nữa họ cũng không thể yêu thích công việc của mình. Dan Ariely đã chỉ ra yếu tố quan trọng quyết định suy nghĩ của chúng ta.

yêu công việc
Động lực ảnh hưởng đến công việc của chúng ta không chỉ là tiền lương mà còn là “ý nghĩa”. (Ảnh: Khosro/ Shutterstock)

Mọi người đều biết rằng, leo núi là một việc vất vả và không được trả lương, nhưng vẫn có rất nhiều người tình nguyện leo núi. Tuy nhiên, để leo tới đỉnh núi, con đường không phải là luôn tràn ngập niềm vui và sự thoải mái. Trên thực tế, quá trình leo núi rất vất vả, bạn phải chịu đựng nhiệt độ thấp, say độ cao và phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp. Nhưng điều mà những người leo núi theo đuổi không chỉ là niềm hạnh phúc nhất thời khi leo lên đỉnh, mà còn là sự kiên trì và thử thách trong một quá trình dài. 

Điều này cũng cho thấy trên thế giới vẫn còn rất nhiều thứ, quả thực điều chúng ta quan tâm không chỉ là đạt được bao nhiêu kết quả, mà còn là sự chăm chỉ, nỗ lực trong quá trình đó.

Ngoài tiền lương, “ý nghĩa” còn ảnh hưởng đến động lực làm việc của chúng ta 

Dan Ariely kể rằng ông đã từng đến một công ty phần mềm ở Seattle. Để tạo ra một sản phẩm mới, công ty phần mềm này đã yêu cầu 200 kỹ sư đưa ra những ý tưởng mới. Kết quả là 1 tuần sau, CEO của công ty lại hủy bỏ dự án trước mặt các kỹ sư. 

200 kỹ sư này rất thất vọng, họ tin rằng giám đốc điều hành của công ty không thể hiểu được “ý nghĩa” những nỗ lực của họ trong dự án này và dễ dàng vứt bỏ nỗ lực của họ. “Phớt lờ thành tích của người khác cũng tệ như xé nát nỗ lực của họ thành từng mảnh ngay trước mắt họ vậy.” 

Khi bạn hoàn thành một việc gì đó một cách độc lập, bạn sẽ cảm thấy nó có ý nghĩa đặc biệt 

Lấy một ví dụ, IKEA từng bán một sản phẩm bánh ngọt tiện lợi, người mua chỉ cần làm theo các bước và đặt tất cả các nguyên liệu vào, không cần chuẩn bị gì thêm là sẽ có một chiếc bánh thơm ngon để ăn. Nhưng thực sự doanh số bán hàng của sản phẩm này lại không tốt. 

Cũng không phải là vì chiếc bánh này không ngon, mà là chiếc bánh này thực ra không phải do mình làm, nó giống như chiếc bánh mua ở tiệm bánh vậy. Bởi vì mọi người đều làm ra hương vị và hình thức giống nhau. 

Kết quả là IKEA đã thay đổi kế hoạch của mình: Người mua sẽ tự đập trứng và đo lượng sữa của chính mình để thêm vào, kết quả doanh số đã được cải thiện. 

Sở dĩ một người yêu thích một thứ gì đó là vì sau khi người đó hoàn thành, nó có thể thỏa mãn nhu cầu “vật chất hoặc tinh thần” của họ.

Phải chăng điều đó có nghĩa là cảm giác thành tựu (ý nghĩa của công việc) quan trọng hơn hiệu suất? Trong nền kinh tế ngày nay, tất nhiên những gì chúng ta theo đuổi chủ yếu là hiệu suất. Nhưng chúng ta có thể quyết định mình muốn dành bao nhiêu tinh lực để yêu thích công việc của mình. 

Động lực để chúng ta làm việc phần lớn là mức lương. Đây quả thực là nhân tố lớn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của chúng ta. Nhưng thực tế, chúng ta có thể thêm vào mọi thứ, sự sáng tạo, thử thách, cách tạo ra ý nghĩa, vinh quang và động lực của riêng mình. Điều này sẽ khiến mọi việc hiệu quả hơn! 

Ở góc độ người lãnh đạo: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc nhân viên có “yêu thích công việc này” hay không. Mà việc nhân viên có yêu thích công việc này hay không lại phụ thuộc vào việc công việc đó có thể thỏa mãn về mặt vật chất hay tinh thần của họ hay không. 

Còn ở góc độ của người lao động: Nếu công việc hiện tại không thể thỏa mãn về mặt vật chất hay tinh thần thì hãy cảnh báo bản thân: Đừng thiển cận chỉ nhìn trước mắt, mà hãy có tầm nhìn dài hạn. Nếu cuộc đời giống như một trò chơi ghép hình lớn thì mỗi giai đoạn, mỗi công việc trong cuộc đời chỉ là một mảnh ghép nhỏ. 

Vì vậy, chỉ cần bạn dụng tâm làm tốt mỗi công việc, hoàn thiện bản thân, khi bạn hoàn thành từng mảnh ghép thì ước mơ của bạn sẽ thành hiện thực.