Nếu cha mẹ làm quá nhiều việc cho con cái, trẻ sẽ quen với việc tránh tự mình chủ động làm mọi việc. Trẻ sẽ luôn dựa dẫm vào cha mẹ để giúp chúng giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm mà không thể phát triển các kỹ năng sống độc lập.

lam qua nhieu viec cho con
Tại sao cha mẹ quá tài năng lại thường nuôi dạy nên những đứa con ngốc nghếch? (Ảnh: New Africa/ Shutterstock)

Điều khó khăn nhất trên đời có lẽ là làm cha mẹ. Hầu như ai cũng mong muốn trở thành một người cha, người mẹ tuyệt vời. Nhưng đôi khi, cảm xúc và sự nhiệt tình lại khiến chúng ta vượt quá giới hạn.

Đôi khi nguyên nhân khiến trẻ gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống không phải vì cha mẹ làm quá ít, mà là làm quá nhiều việc cho con. Cha mẹ quá tài năng thường nuôi dạy nên những đứa con ngu ngốc là một ví dụ điển hình.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo cha mẹ đang làm quá nhiều việc cho con mình.

1. Mệt mỏi khi phải làm quá nhiều việc cho con

Trên thực tế, bạn đang sống cuộc sống của hai người: Bạn và con cái của bạn. Nếu có nhiều con, cuộc sống của bạn sẽ còn mệt mỏi hơn. Mỗi ngày, từ sáng đến tối, bạn đều phải làm việc và đảm nhận trách nhiệm của hai người trở lên.

Cuối cùng, khi được nghỉ ngơi vào đêm khuya, bạn đã mệt mỏi đến mức ngủ quên trước khi kịp bật bất kỳ bộ phim hay phim truyền hình nào để thư giãn.

2. Dễ tức giận, bực bội, oán trách

Những bậc cha mẹ làm quá nhiều việc cho con mình thường là vì họ không thể động viên con làm mọi việc một cách độc lập và hiệu quả.

Chúng ta yêu cầu, thúc giục, nhắc nhở, thậm chí dùng quà tặng, giải thưởng để thúc giục con cái làm điều gì đó, nhưng tất cả đều vô ích. Sau đó, chúng ta lại phải xách túi cho con, giúp con dọn dẹp phòng, v.v.

Khi nhận thấy mình một lần nữa giúp con cái làm những việc mà biết rõ chúng cần phải tự làm, bạn sẽ cảm thấy như mình đã hy sinh quá nhiều. Nếu không được trân trọng thì bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác oán hận, tức giận với con cái.

lam qua nhieu viec cho con 2
Cảm giác oán hận và tức giận của cha mẹ có thể xuất phát từ sự không cân bằng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

3. Con cái thường trách móc cha mẹ

Nếu con cái luôn đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm trước mặt bạn và đổ lỗi cho bạn về những lỗi lầm của nó, thì đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đã làm quá nhiều việc cho con mình.

Rõ ràng là chúng đã lớn lên với suy nghĩ rằng bạn phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng.

4. Ngại ngùng vì bạn là người duy nhất

Có cha mẹ nào còn lau mũi cho con mình khi chúng đã 8 tuổi? Ngoài bạn ra, còn ai là phụ huynh đứng cạnh tủ đựng đồ của con ở trường, giúp con thu dọn sách vở, giúp con mặc quần áo sau khi bơi?

Nếu thực sự không biết con mình có thể làm những gì một cách độc lập, thì nên hỏi bác sĩ nhi khoa hoặc quan sát những đứa trẻ khác cùng tuổi.

5. Trẻ hống hách, đòi hỏi quá nhiều

Khi trẻ lớn tiếng đòi hỏi, bạn nên nhận ra rằng bạn đang làm quá nhiều việc cho con. “Buộc dây giày cho con!” “Lấy cho con ly nước trái cây!” “Đưa con đến trung tâm mua sắm.” Không phải trẻ cố ý hống hách, mà thói quen này đã được dưỡng thành do sự nuông chiều của cha mẹ.

lam qua nhieu viec cho con 3
Trẻ hống hách là do cha mẹ nuông chiều. (Ảnh: Dmytro Zinkevych/ Shutterstock)

6. Trẻ không chịu làm bất cứ điều gì

Nếu cha mẹ luôn làm quá nhiều việc cho con, chúng sẽ dễ hình thành thái độ bất lực trước cuộc sống và không chịu làm hầu hết mọi việc cho bản thân.

Sự phản kháng và kém cỏi dai dẳng này ở trẻ sẽ khiến bậc phụ huynh lầm tưởng rằng trẻ không thể làm được những việc đó, chứ không phải là chúng không muốn làm. Bạn sẽ lại can thiệp vào cuộc sống của con và vượt qua giới hạn để “giải cứu” chúng, giúp chúng trốn tránh trách nhiệm thêm một lần nữa.

7. Khi không có bạn, trẻ lại làm rất tốt

Mỗi sáng, bạn đều phải nỗ lực mới có thể đảm bảo con mình thức dậy và đi học đúng giờ. Nhưng khi đi cắm trại một mình, bạn lại ngạc nhiên khi biết rằng con mình thức dậy và vào bếp lúc 6 giờ sáng. Điều đó chứng tỏ khi ở nhà, trẻ luôn ỷ lại và dựa dẫm vào cha mẹ.

8. Không có không gian cho riêng mình

Nhiều bậc cha mẹ quá tập trung vào việc nuôi dạy con cái, khiến bản thân bận rộn bởi cảm giác cao thượng. Nhưng điều này lại có nghĩa là họ đang chạy trốn khỏi cuộc sống của mình? Chính xác thì bạn sẽ là ai khi không phải là một ông bố bà mẹ bận rộn?

Nuôi dạy con cái là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng nếu điều này trở thành cả cuộc đời, bạn sẽ đánh mất chính mình. Để thỏa mãn bản thân, bạn sẽ tạo áp lực quá mức cho con cái để thu hút sự quan tâm của chúng.

9. Lo lắng, không chịu được áp lực

Hầu hết cha mẹ thường có thói quen can thiệp giúp con mình đạt được mục tiêu riêng. Nếu không thể chịu đựng được sự thất vọng, nước mắt, sự bực bội, sai lầm và sự không hoàn hảo của con mình, điều đó sẽ làm tăng thêm sự lo lắng cho chính bản thân và thúc đẩy bạn phải giải quyết vấn đề trước mắt ngay lập tức, để không phải chịu đựng những cảm giác khó chịu đó.

Ví dụ, bạn không thể chịu đựng được một căn phòng trông vẫn bừa bộn ngay cả khi con bạn vừa dọn dẹp xong, hoặc chúng làm việc quá chậm chạp, nên vội vàng dọn dẹp giúp chúng.

lam qua nhieu viec cho con 4
Nếu không thể chấp nhận được sự thất vọng, bực bội, sai lầm và sự không hoàn hảo của con cái, điều này có thể tạo ra những thách thức tâm lý và gây thêm lo lắng cho bậc phụ huynh. (Ảnh: DimaBerlin/ Shutterstock)

10. Có quá nhiều tiêu chuẩn cao

Trẻ đang lớn và hoàn thiện dần nên sẽ chậm chạp, lười biếng, thiếu phối hợp và dễ mắc lỗi. Nếu đặt ra những tiêu chuẩn quá cao, thì để đạt được chúng, bạn sẽ phải can thiệp vào những việc con bạn làm quá sớm, để sửa sai, làm lại, giúp đỡ, thậm chí làm giúp trẻ. Ví dụ, nếu thức ăn vô tình bị rơi xuống sàn, trẻ phải có trách nhiệm dọn dẹp nó.

Bạn có thể thử từ bỏ quyền kiểm soát, để trẻ có thể tự chọn đồ chúng muốn mặc, chứ không phải thứ bạn cho là phù hợp không? Nếu không, bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi nhiệm vụ mặc quần áo cho con mình.

Mọi người thường nói, những bà mẹ “lười biếng” có xu hướng nuôi dạy nên những đứa con chăm chỉ. Khi trẻ lớn lên, cuộc sống của chúng ngày càng trở thành của riêng chúng và chúng ngày càng có trách nhiệm hơn với những gì chúng phải làm cho bản thân mình.

Làm cha mẹ, cần học cách dần buông tay, nếu không sẽ càng mệt mỏi, con cái cũng không thể phát triển được những kỹ năng sống cần thiết.

Cứ để trẻ rút kinh nghiệm, nếu trẻ quên mang bữa trưa thì để trẻ đói và lần sau chúng sẽ nhớ. Khả năng của trẻ nhỏ không thể phát triển trong ngày một, ngày hai, mà cần được tích lũy theo thời gian. Nếu cha mẹ quá siêng năng và theo đuổi sự hoàn hảo quá mức, quá trình trưởng thành của con cái sẽ gặp nhiều trở ngại.