Một học trò cũ tìm thấy facebook của người con trai của cô giáo gần 50 năm trước của mình và kể lại câu chuyện về cô. Đó có thể là một câu chuyện giản dị với mọi người, nhưng đối với anh mà nói thì lại là điều mà cả đời không thể quên được!

cô giáo
Một người giáo viên tận tâm sẽ luôn biết cách khích lệ điểm mạnh của học trò và tạo động lực hướng về tương lai cho trẻ. (Ảnh minh họa: Twinsterphoto, Shutterstock)

Có một người học trò đã hỏi người con của của cô giáo trước đây từng dạy mình qua Facebook rằng: “Anh Đới! Cho em hỏi chút nhé, cô Công Lệ Khanh có phải là mẹ của anh không? Có phải cô Khanh đã dạy trường tiểu học Đạm Thủy Trúc Vi vào năm thứ 66 của Trung Hoa Dân Quốc không?… Nếu vậy thì em là học trò của cô Khanh! Nếu không phải, xin lỗi đã làm phiền anh!”

Chàng trai đã trả lời lại: “Đúng vậy”.

Đối phương đã trả lời ngay lập tức: “Anh Đới, tốt quá rồi! Hồi em học lớp 4 tiểu học, nhà em chăn vịt, lúc đó em là chỉ là một thằng nhóc nhà quê bẩn thỉu, xấu xí, em học cũng không tệ, nhưng em rất lười làm bài tập về nhà…

Em muốn cảm ơn cô Khanh đã không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài, mà cô nhìn thấy những ưu điểm của em và luôn khích lệ em. Năm đó, em đã trở thành học sinh gương mẫu và nhận được giấy khen… Cha của em đã giữ giấy khen này cho em trong một chiếc hộp sắt cho đến khi ông qua đời cách đây 3 năm…”

Người học trò nói rằng họ của cậu là Kha. Cậu ấy cũng gửi cho Đới giấy chứng nhận giải thưởng học sinh gương mẫu năm thứ 66 của Trung Hoa Dân Quốc (1977).

Đới nói với Kha là mẹ mình đang bị ốm phải nằm viện, lại đang trong đợt dịch bệnh, nên sẽ không tiện vào thăm…

Kha lại nói với Đới: “Có học trò sau hơn 40 năm vẫn muốn lên mạng tìm cô giáo tiểu học, chính là vì người đó chưa quên được người giáo viên này…”

Sau đó, Đới gửi một số hình ảnh gần đây của người mẹ cho Kha.

Kha trả lời: “Học tiểu học đã lâu nhưng em vẫn nhớ rõ hình dáng và dáng vẻ của cô Khanh, nhìn những bức ảnh của cô những năm cuối đời, em mơ hồ thấy hình bóng của cô khi cô còn là giáo viên phụ đạo của em.”

Kha lại nói: “Em sẽ luôn nhớ đến cô Khanh, không phải là vì cô trao cho em ‘giấy khen học sinh gương mẫu’… Ở trường tiểu học của em đã học qua 5 giáo viên, một số giáo viên có một giọng địa phương nên em nghe không hiểu gì, cũng có giáo viên xem thường em là đứa trẻ quê mùa, còn cười nhạo cha mẹ em sinh 8 đứa con… 

Tuy nhiên, chỉ có cô Khanh là khiến em cảm thấy ấm áp, bởi vì cô ấy sẽ không kỳ thị em vì bộ quần áo rách và bẩn của em. 

Em đã lén xé bớt vở bài tập về nhà để không làm, nhưng cô ấy không trách phạt em, mà chỉ nói với em rằng ‘đừng bỏ sót’! 

Cô Khanh làm giáo viên phụ đạo cho em năm lớp 3 và lớp 4 ở trường tiểu học, học bạ cô đưa cho em đều là chữ A. Cô đối với những học trò của mình rất ấm áp và công bằng…”

Kha sau này đã nỗ lực làm việc và học tập, cậu đã tốt nghiệp Đại học Y Dược Trung Quốc và hiện là một bác sĩ Trung y.

Khi Đới đến thăm mẹ mình trong bệnh viện, đã kể cho mẹ mình nghe về câu chuyện của Kha. Chỉ là mẹ của anh nằm trên giường bệnh rất lâu, nhìn Đới bằng đôi mắt yếu ớt và lơ đãng… Chắc bà không nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra cách đây gần 50 năm trước.

Cách giáo dục tốt nhất chính là “tình yêu và tấm gương”

Đới vô cùng cảm ơn Kha đã kể cho mình nghe một chuyện mà trước đây anh không biết — “chuyện về người mẹ của anh”. 

“Trở thành một người khiến người khác ghi nhớ” luôn là mục tiêu anh nhắc nhở bản thân mình.

Đới cũng trả lời Kha: “Anh hãy chuyển lời động viên, tình yêu thương của mẹ tôi đến anh, gia đình, bạn bè, người thân của anh…” 

Mẹ anh cả đời dạy học ở nhiều trường tiểu học vùng sâu, vùng xa. Hiện giờ là khi mẹ của anh lâm bệnh nặng phải nhập viện, học trò cũ của mẹ đã chủ động liên lạc với anh, nên anh mới biết được câu chuyện khi giao lưu với người này. 

Điều khiến anh ấn tượng nhất ở mẹ là khi nói chuyện với người khác, mẹ luôn ăn nói nhỏ nhẹ và hay cười, mẹ luôn thích chủ động quan tâm, giúp đỡ người khác. Bà thường đến bệnh viện làm tình nguyện, cũng đến phòng để thăm các bệnh nhân và làm công việc như hát thánh ca và truyền phúc âm. 

Mẹ đã từng nói với anh rằng: “Hãy chủ động quan tâm và chào hỏi người khác, mối quan hệ giữa mọi người sẽ được hâm nóng lại.” Mẹ anh luôn cảm thấy sứ mệnh của mình trong cuộc đời chính là ở đức tin, nhà thờ và giúp đỡ người khác, trên thực tế, hành động cũng như lời nói của mẹ luôn đầy tình yêu thương và ấm áp.

Vision Times,

Ngữ Yên biên tập