Quan sát vệ tinh cho thấy lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực hiện là một trong những lỗ thủng lớn nhất từng được ghi nhận, theo tờ Space.

tầng ozone
Hình ảnh minh họa lỗ thủng tầng ozone. (Ảnh: ESA – Cơ quan Vũ trụ châu Âu)

Được biết, kích thước 26 triệu km vuông đo được vào ngày 16/9 còn có thể gia tăng do chu kỳ mở rộng phải đến giữa tháng 10 mới đạt đỉnh.

Các nhà khoa học hiện chưa thể lý giải tại sao lỗ thủng tầng ozone năm nay lại lớn đến vậy. Kích thước lỗ thủng tầng ozone vẫn thường xuyên dao động. Vào tháng 8 hàng năm, khi bắt đầu mùa xuân ở Nam Cực, lỗ thủng này bắt đầu phát triển và đạt cực đại vào khoảng tháng 10, rồi giảm dần và cuối cùng khép lại.

Năm nay, lỗ thủng cũng đã hình thành sớm vài tuần vào đầu tháng 8 và không rõ khi nào sẽ đóng lại. Sự suy giảm tầng ozone trên lục địa băng giá này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1985.

Nhà khoa học cấp cao Antje Inness tại Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết: “Dịch vụ dự báo và giám sát ozone của chúng tôi cho thấy lỗ thủng năm 2023 đã bắt đầu sớm và phát triển nhanh chóng kể từ giữa tháng 8. Nó là một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất được ghi nhận”.

Ozone là một hợp chất được tạo thành từ ba nguyên tử oxy xuất hiện tự nhiên với lượng rất nhỏ trong khí quyển. Nó độc hại đối với con người khi nuốt phải, nhưng ở độ cao cao tới 16km so với bề mặt Trái đất, nó bảo vệ chúng ta khỏi các tia cực tím có hại do Mặt trời phát ra.

Phan Anh

Video: ‘ĐCSTQ ở đâu?’: Tài xế bị bắn chết sau khi lao xe vào lãnh sự quán TQ ở Mỹ