Trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Jekielek của American Thought Leaders trên Epoch Times, Tiến sĩ Robert Malone, người phát minh vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA, cho biết về sự không phù hợp giữa vắc-xin COVID-19 hiện nay và chủng biến thể Omicron, có thể nói tiêm chủng càng nhiều, nguy cơ bị nhiễm Omicron càng cao.

Robert Malone
Tiến sĩ Robert Malone. (Ảnh chụp màn hình Epoch Times)

Ông Malone cho biết: “Omicron là một trường hợp thú vị về cơ bản làm thay đổi hiểu biết chính thống trước đó về COVID-19. Chủng này phù hợp với những dự đoán thường được quan sát thấy khi một mầm bệnh mới, đặc biệt là một loại virus mới, xâm nhập vào một loài mới.

Những gì chúng ta đang thấy là những gì mà các nhà virus học và các quan chức y tế công cộng đã nhiều lần chứng kiến. Đây là thực trạng phổ biến khi virus (từ vật chủ nguồn của chúng) xâm nhập vào một loài mới, cho dù virus được thiết kế hoặc có nguồn gốc từ dơi hay tê tê trong hang động thì cũng vậy. Từ góc độ tiến hóa, (dù virus là tự nhiên hay do con người tạo ra) thì điều đó không quan trọng. Trong trường hợp hiện nay là xâm nhập vào vật chủ mới: con người.

Điều quan trọng là mọi người phải nhận ra rằng bản chất của virus cơ bản là loại ký sinh. Chúng không thực sự sống cho đến khi xâm nhập vào tế bào của chúng ta, nơi chúng có được khả năng mới dựa vào các tế bào của chúng ta để cung cấp cho chúng điều kiện cần thiết nhằm tái tạo. Virus thực ra là cơ chế sao chép DNA và RNA có độ nén cao, cực kỳ nhỏ, cơ chế sao chép giúp các axit nucleic này tồn tại. Chúng ta là thức ăn của chúng.

Khi virus xâm nhập vào một vật chủ (loài) mới, cho dù virus được truyền từ dơi sang chuột, hoặc từ chuột sang người, từ lợn sang người, hoặc từ lợn sang gà… thì thường trải qua một quá trình tiến hóa này. Quá trình này sẽ mất vài tháng, thường là vài năm, có thể là vài thập kỷ để chúng dần dần thích nghi với cuộc sống và tiến hóa trên vật chủ mới. Trong quá trình này, khả năng lây nhiễm của chúng sẽ tăng lên đi cùng là khả năng gây hại sẽ giảm đi.

Điều này có cơ sở khi nhìn từ quan điểm tiến hóa. Ví dụ virus Ebola là trường hợp tiêu biểu, Ebola thường lây lan trong một vùng và hầu hết trường hợp được kiểm soát trong vài tuần. Ebola thường tự tiêu tan dù khả năng gây bệnh cao và có thể gây nghiêm trọng khi xâm nhập vào một ngôi làng nhỏ, virus này sẽ lây nhiễm toàn bộ làng và làm nhiều người nhanh chóng mất mạng. Nhưng bởi vì những ngôi làng này bị cô lập nên virus không lây lan sang làng tiếp theo, vì mọi người bị bệnh và qua đời rất nhanh trước khi virus có thể kịp lan rộng. Nhưng tình trạng này không phải là lợi ích của virus, vì nếu virus không cướp đi mạng sống của vật chủ quá nhanh thì trong trạng thái còn ổn người ta sẽ di chuyển đi các nơi khác khiến virus lây lan ở đó. Vì vậy, [dễ lây lan và triệu chứng nhẹ] là hiện tượng tiến hóa điển hình của virus xâm nhập vào vật chủ mới.

Vấn đề ở chỗ sẽ có một số rủi ro nếu bạn bắt đầu tiêm vắc-xin trong thời kỳ đại dịch đang diễn ra. Không giống như tiêm chủng từ trước khi virus xâm nhập hoặc lây lan đến khu vực nào đó, việc tiêm chủng sau khi virus lây lan là một tình huống khác. Đối với một khu vực được chủng ngừa trước khi người ở khu vực khác mang virus xâm nhập, trong trường hợp này khả năng bùng phát của virus ở khu chủng ngừa đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng nếu một thôn làng đã bị nhiễm virus mà mọi người mới bắt đầu tiêm một loại vắc-xin với hiệu quả chưa chắc chắn (như đã biết đến vắc-xin COVID-19 còn lâu mới hoàn hảo và không thể ngăn virus lây nhiễm, nhân bản), trong trường hợp này điều sẽ xảy ra là virus sẽ tiến hóa trong môi trường này, đặc biệt là dưới áp lực của sự chọn lọc trong tiến hóa thì virus sẽ có thể vô hiệu hóa vắc-xin.

Thực tế chúng ta đã thấy điều này. Giống như sự xuất hiện của siêu vi khuẩn kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi (như đã biết). Mối quan tâm của chúng tôi là trong lịch sử đã xảy ra các trường hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực thú y, khi người ta tiêm phòng cho gia súc hoặc gà trong thời gian đang bùng phát dịch bệnh. Đối với một số loại virus nhất định – bệnh Marek là một ví dụ điển hình – theo thời gian người ta sẽ mắc bệnh nặng hơn (khi virus tiến hóa) và virus trở nên lây lan mạnh hơn.

Tin tốt là trong khi chúng ta có thể đã thấy điều này với chủng Delta, thì biểu hiện của chủng Omicron lại không theo cách này mà là theo cách khác. Dữ liệu từ Nam Phi hiện đã khá tiên tiến (cho phép phân tích các đặc tính của Omicron). Theo tiêu chuẩn của Mỹ, và tất nhiên theo tiêu chuẩn của châu Âu, tỷ lệ tiêm chủng ở Nam Phi là quá thấp, chỉ khoảng 20%, còn các khu vực đô thị đông dân cư như Johannesburg, khi Omicron được truyền từ Botswana, virus đang lây lan tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, họ thấy rất ít hoặc không có trường hợp tử vong nào liên quan trực tiếp đến Omicron. Chỉ có một số trường hợp nhập viện, mầm bệnh Omicron có khả năng lây lan gấp từ 10 cho đến 200 lần chủng Delta. Về cơ bản khả năng lây nhiễm của Omicron vượt trội Delta. Nhưng Omicron ít gây bệnh hơn. Đây là một nghịch lý. Omicron dễ lây lan hơn, nhưng ít gây bệnh hơn, lây lan dễ dàng hơn vì mức độ virus sinh ra cao hơn nhiều. Điều nghịch lý là vì sao chủng này lại không sinh thêm bệnh? Về cơ bản người ta sẽ nghĩ rằng nhiều virus hơn tương đương với nhiều lây nhiễm hơn và sẽ có nhiều ca bệnh hơn, nhưng không phải vậy.

Chúng ta đã có một số manh mối về những gì đang xảy ra từ nhiều phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, đặc biệt là từ các phòng thí nghiệm ở Hồng Kông và Vương quốc Anh. Theo dữ liệu từ Đại học Hồng Kông, trong khi các chủng trước đây có xu hướng lây nhiễm sang phổi thì Omicron lại có xu hướng tập trung chủ yếu ở đường hô hấp trên như mũi, họng và khí quản.

Trước đây chúng tôi cũng đã thấy điều này. Một ví dụ điển hình là bệnh cúm H1N1, hay một trường hợp khác là H5N9. Có nhiều biến thể khác nhau của H1N1, các biến thể có khác biệt trong cách lây nhiễm thông qua thụ thể, ví dụ virus cúm ưu tiên lây nhiễm vào phổi sâu hơn là đường thở. Virus tấn công sâu vào phổi có xu hướng gây bệnh cao, trong khi virus tấn công đường thở ít gây bệnh hơn, đây là trường hợp chúng ta thấy ở Omicron. So với các chủng trước thì Omicron gây đau mũi đau họng nhiều hơn, nhưng ít viêm phổi hơn, kiểu biểu hiện hình mờ đục phổi ít và cũng không mấy khi mất khứu giác và vị giác. Vẫn có một số trường hợp đổ mồ hôi trộm nhưng có lẽ không quá nghiêm trọng so với các chủng trước đó – dữ liệu về điều này vẫn đang được phát triển.

Nói một cách đơn giản, hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) có thể được định nghĩa như sau: nếu tôi bị nhiễm virus mà cứ để tự nhiên (không tiêm phòng, không đeo khẩu trang, không cách xa xã hội…), thì trung bình tôi sẽ lây nhiễm cho bao nhiêu người?

Chúng ta biết hệ số lây nhiễm cơ bản R0 của chủng gốc ở Vũ Hán là 2-3 người, có nghĩa là nếu tôi bị nhiễm mà không có các biện pháp can thiệp khác thì trung bình tôi sẽ lây nhiễm cho 2-3 người. Nhưng R0 của chủng Delta là 5-6 người, thấp hơn một chút so với bệnh sởi, nhưng lây lan mạnh hơn so với chủng ban đầu ở Vũ Hán Trung Quốc. Còn hệ đối với Omicron, hệ số lây nhiễm có thể so sánh với bệnh sởi (R0 là 12-18), nếu không muốn nói là cao hơn. Bệnh sởi là một trong những mầm bệnh do virus ở người dễ lây lan nhất mà chúng ta biết. R0 của Omicron nằm trong khoảng từ 7 đến 10. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị nhiễm bệnh, và bạn đi dự tiệc và dạo quanh bữa tiệc, thì trung bình bạn đã lây nhiễm cho 7 đến 10 người.

Hiện nay có một số dữ liệu đáng chú ý cho thấy người tiêm một mũi vắc-xin thì khả năng bạn bị nhiễm Omicron có thể tăng lên, nguy cơ thậm chí còn cao hơn đối với người đã tiêm hai liều vắc-xin, dĩ nhiên nếu đã tiêm 3 mũi thì nguy cơ bạn bị nhiễm sẽ cao hơn người chưa tiêm hoặc tiêm 1 – 2 mũi, có thể thấy tiêu biểu như trường hợp Israel đã tiêm liều thứ 4 và hứng chịu làn sóng Omicron bao phủ. Như vậy đã có những dữ liệu nhất định cho thấy nguy cơ trung bình bị nhiễm Omicron sẽ cao lên tỷ lệ thuận với số liều vắc-xin được tiêm.”

Mộc Vệ (biên dịch)
(Quan điểm trong bài là của Tiến sĩ Robert Malone, được phỏng vấn bởi Jekielek trong chương trình American Thought Leaders trên Epoch Times. Vui lòng truy cập youlucky.biz/atl để xem video đầy đủ của buổi phỏng vấn.)