Ngày 1/12, theo Kyodo News, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đã công bố kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu sò điệp bên ngoài Trung Quốc. Lô hàng đầu tiên sẽ hỗ trợ chế biến bỏ vỏ sò tại Việt Nam.

Hai sai Nhat Ban
Bức ảnh này chụp vào ngày 19 tháng 1 năm 2023 cho thấy ngư dân đang làm việc tại Cảng cá Matsukawaura ở thành phố Soma thuộc tỉnh Fukushima của Nhật Bản. (Nguồn ảnh: PHILIP FONG/AFP qua Getty Images)

Sau vụ xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Tập đoàn Điện lực Tokyo ra biển, Trung Quốc đã tẩy chay và đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản.

Từ đầu tháng 12, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) sẽ tuyển dụng các công ty quan tâm, và triển khai vào tháng 1 năm sau. JETRO sẽ điều tra trước các cơ sở chế biến, và cung cấp cho các công ty thông tin như điều kiện vệ sinh cần thiết để xuất khẩu.

Mô hình cố định trước đây của Nhật Bản là xuất khẩu sò điệp sang Trung Quốc để chế biến, sau đó xuất khẩu sang các nơi tiêu thụ như Mỹ. Hiện đã có các công ty Nhật Bản đóng tại Việt Nam. Trong tương lai, Nhật Bản sẽ mở rộng xuất khẩu sang Việt Nam, nhằm nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo kế hoạch, đến tháng 2 năm sau, các cuộc họp kinh doanh mời người mua Canada và Mỹ sẽ được tổ chức tại Hokkaido và Tohoku, những khu vực sản xuất sò điệp bị ảnh hưởng bởi lệnh đình chỉ nhập khẩu của Trung Quốc.

Nhật Bản cũng có mục tiêu tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nơi xu hướng thực phẩm này của Nhật Bản vẫn đang tiếp tục.

Theo Đại sứ Emanuel, số lượng hải sản được Mỹ mua từ Nhật Bản để cung cấp cho binh sĩ nước này tại các doanh trại và trên tàu quân đội, cũng như được bán trong cửa hàng và nhà hàng ở các căn cứ quân sự. Số lượng mua sẽ tăng dần theo thời gian.

Trong tương lai, một cơ sở hỗ trợ xuất khẩu mới sẽ được thành lập ở Houston ở phía nam, để cung cấp thông tin tại địa phương cho các công ty và những người khác.

Ngày 1/12, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản Rahm Emanuel, người đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, ông Ichiro Miyashita, nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ ở bên Nhật Bản cho đến khi sự ép buộc kinh tế (của Trung Quốc) kết thúc.

Ngày 22/9, ông Emanuel đăng bài trên nền tảng xã hội X (trước đây là Twitter) để chế giễu Bắc Kinh. Ông cho biết, một mặt chính quyền Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản vì lo ngại vụ xả nước thải hạt nhân, mặt khác họ lại cho các tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Bình Minh (t/h)