Trong 8 tháng đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết đã nhận thông báo từ phía Trung Quốc tới 6 lần (tổng 439 trường hợp) đề cập đến việc vi phạm mã số vùng trồng của các doanh nghiệp Việt Nam.

sau rieng khanh son sau rieng viet nam xuat khau nong san trung quoc
Việt Nam xuất khẩu hơn 90% sầu riêng sang Trung Quốc. (Ảnh: baokhanhhoa.vn)

Theo ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phía Trung Quốc đã 6 lần gửi thông báo vi phạm về mã số vùng trồng. Bộ này cũng nhiều lần cảnh báo, yêu cầu khắc phục nhưng thậm chí có nơi tình trạng này còn tệ hơn, báo Tiền Phong đưa tin.

Tính đến hết tháng 7, Việt Nam có 6.883 mã số vùng trồng xuất khẩu đã được cấp cho 25 sản phẩm (phân bố tại 54/63 tỉnh, thành phố) sang 11 thị trường.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có số lượng mã số vùng trồng nhiều nhất cả nước với 3.975 mã (chiếm 57%) đang hoạt động. Riêng Đồng Tháp có 2.469 mã số vùng trồng được cấp (tỉnh nhiều nhất).

Với cơ sở đóng gói, quốc gia này có 1.588 cơ sở đang hoạt động được cấp mã số. Vùng ĐBSCL đứng đầu với 626 mã số cơ sở đóng gói (chiếm hơn 39%).

Tiền Giang là tỉnh được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu nhiều nhất cả nước với 850 mã số. Tuy nhiên, thông qua công tác giám sát định kỳ, đến nay tỉnh này đã thu hồi 535 mã số không đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng cho hay nếu tình trạng trên liên tục tiếp diễn, Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp tăng cường như cho ngưng nhập khẩu, vị này đặt vấn đề lúc đó sẽ không biết sẽ bán đi đâu.

Hiện nay, có tới hơn 90% sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam có điểm đến là Trung Quốc, các loại trái cây khác được trồng ồ ạt chủ yếu ở Việt Nam là để xuất sang đường biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai,…).

Bất cứ một sự thay đổi nào về chính sách nhập khẩu từ phía Trung Quốc cũng khiến các ngành nghề nông sản của Việt Nam gặp nhiều bất lợi.

Tuấn Minh