Bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải khi giảm béo đều không phải lỗi của bạn và không liên quan gì đến ý chí. Trên thực tế, thủ phạm thực sự chính là hormone. Hormone và các phân tử trao đổi chất của chúng là nguyên nhân chính gây ra béo phì ở tuổi trung niên.

Hormone 1 1
Chế độ ăn uống hàng ngày chứa đầy carbohydrate như mì ống, bánh mì, v.v. Béo phì không phải do mất cân bằng calo mà do mất cân bằng nội tiết tố. (Ảnh: Prostock-studio/ Shutterstock)

Từ lâu, chúng ta thường có những quan niệm sai lầm rằng chỉ cần dựa vào ý chí là có thể giảm béo. Nhiều người nói rằng chỉ cần quyết tâm và nghiến răng nghiến lợi thì có thể giảm béo. Nhưng ngay khi chế độ ăn kiêng của bạn phá vỡ các quy tắc, bạn sẽ thất bại.

Khi quá trình giảm mỡ không được diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ cảm thấy chán nản, bất lực, hoặc tự trách mình vì đã không ăn kiêng. Điều này sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn tăng hay giảm cân liên tục, mang đến cho bạn rất nhiều áp lực tinh thần không đáng có.

Tuy nhiên, việc bạn có tăng cân hay không không liên quan gì đến tính cách của bạn. Hormone mới là nguyên nhân khiến việc giảm cân không thành công.

Trong những năm gần đây, nguyên nhân gây tăng cân và béo phì luôn được hiểu là “sự mất cân bằng giữa lượng calo đưa vào và lượng calo đốt cháy” như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Nói cách khác, béo phì là sự mất cân bằng cân bằng năng lượng, chỉ cần lượng calo đưa vào thấp hơn lượng calo đốt cháy thì chất béo có thể bị mất đi.

Nhưng nghiên cứu về béo phì hiện đại cho thấy tuyên bố này không chính xác. Năm 2020, “Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ” (American Journal of Clinical Nutrition) đã công bố một nghiên cứu lớn được viết bởi nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu béo phì.

Nghiên cứu nêu rõ, béo phì không phải do mất cân bằng calo, mà là do mất cân bằng hormone (nội tiết tố). Hormone chi phối việc lưu trữ và chuyển hóa chất béo.

Nói một cách đơn giản, cân nặng của bạn được kiểm soát bởi hormone. Hormone chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chất lượng chất dinh dưỡng bạn tiêu thụ (đặc biệt là carbohydrate) chứ không phải số lượng.

Bạn sẽ không tăng cân chỉ bằng cách ăn quá nhiều hoặc nạp vào nhiều calo hơn mức đốt cháy, mà bị ảnh hưởng bởi carbohydrate. Dù là số lượng hay chất lượng, carbohydrate đều tạo ra môi trường nội tiết tố để tích tụ chất béo.

Ngoài ra, khi phụ nữ có tuổi, estrogen giảm dần, mỡ mới sẽ tích tụ quanh vòng eo. Dù có ăn bao nhiêu salad rau diếp hay chạy bao nhiêu bước cũng không thể giải quyết được vấn đề này.

Hormone 2
Nhiều phụ nữ nghiện carbohydrate chế biến sẵn, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung.(Ảnh: Tatjana Baibakova/ Shutterstock)

Sự nguy hiểm của carbohydrat đã qua chế biến và đường bổ sung

Đường có ở khắp mọi nơi và có sức cám dỗ rất mạnh. Hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm đều biết cách tận dụng điều này. Trên thực tế, chúng là gốc rễ của vấn đề tiêu thụ đường của bạn. Có hơn 600.000 thực phẩm chế biến sẵn trong siêu thị, 80% trong số đó có chứa đường bổ sung ẩn.

Trong những năm gần đây, đã có tranh luận về việc liệu đồ ăn vặt (thực phẩm chế biến sẵn, ngon miệng) có gây nghiện như heroin hay cocaine hay không. Nhiều người không thể cưỡng lại cơn thèm đồ ngọt. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, thực phẩm có hàm lượng đường và chỉ số đường huyết cao thực sự có thể gây nghiện.

Carbohydrate đã qua chế biến và đường bổ sung được xem là những chất phụ gia có hại chính trong chế độ ăn uống của chúng ta. Chúng thường được cho là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh mãn tính liên quan đến viêm nhiễm, bao gồm béo phì, tiểu đường và bệnh Alzheimer.

Ngày nay, ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thừa cân, béo phì, tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, thậm chí cả những người nghiện carbohydrate đã qua chế biến sẽ đạt được kết quả tốt nhất với chế độ ăn có tổng lượng chất béo cao hơn và ít carbohydrate hơn.

Trên thực tế, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nên hạn chế carbohydrate, tăng chất béo tốt và tiêu thụ protein ở mức độ vừa phải.

Cơ thể chúng ta đốt cháy glucose từ carbohydrate trong chế độ ăn uống, tạo thành nhiên liệu và glucose ở gan. Khi nguồn glucose cạn kiệt, cơ thể chúng ta sẽ chuyển sang đốt cháy mỡ để làm nhiên liệu.

Nhưng chế độ ăn hàng ngày của chúng ta lại chứa đầy carbohydrate như bánh mì, mì ống, cơm, món tráng miệng và đường bổ sung. Những thực phẩm này giúp cơ thể nạp glucose và thúc đẩy bài tiết insulin. Insulin là hormone chính chịu trách nhiệm lưu trữ chất béo trong cơ thể.

Vì vậy, khi ăn uống theo cách này, cơ thể bạn sẽ không bao giờ chuyển sang chế độ đốt cháy chất béo, thay vào đó lại tích trữ nhiều chất béo hơn.

Để chống lại điều này, điều quan trọng là cần điều chỉnh tỷ lệ các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, carbohydrate và chất béo) đến trạng thái cho phép chất béo bắt đầu đốt cháy và kích thích cơ thể sử dụng chất béo làm nguồn nhiên liệu chính.

Khi phân phối lại các chất dinh dưỡng đa lượng từ chế độ ăn thông thường sang chế độ ăn khuyến khích đốt cháy chất béo, cơ thể bạn sẽ tạo ra ketone trong quá trình này. Những axit béo này là một dạng nhiên liệu giúp cơ thể đốt cháy chất béo, thay vì sử dụng glucose từ carbohydrate.

Thiên Cầm biên dịch