Những thay đổi nào sẽ xảy ra với cơ thể sau khi thiếu ngủ trong thời gian dài? Các đặc điểm dễ thấy là quầng mắt thâm, khuôn mặt chảy xệ, mụn trứng cá.., nhưng một thực tế ít người biết là thức khuya trong thời gian dài thậm chí sẽ làm thay đổi mùi cơ thể, cơ thể sẽ “bốc mùi”.

thức khuya
Người thường thức khuya, cơ thể sẽ phát ra “mùi hôi”. (Ảnh: Shutterstock)

Người hay thức khuya “bốc mùi” như thế nào?

Thứ nhất, theo phản ứng tự nhiên khi thức khuya não bộ thỉnh thoảng sẽ kích thích căng thẳng [cưỡng lại nhu cầu ngủ] để giúp con người tỉnh táo; đồng thời cũng thúc đẩy tuyến bã nhờn tiết ra dầu, theo đó dầu sẽ bám chặt vào cơ thể qua đêm và hệ quả sẽ tạo thành “mùi đặc biệt” sau khi ủ và lên men.

Thứ hai, khi cơ thể người ở trạng thái khỏe mạnh thì gan sẽ phân hủy amoniac một cách bình thường (được tạo ra khi cơ thể xử lý protein), amoniac bị phân hủy sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nhưng trong trường hợp cơ thể người mệt mỏi kéo dài cũng khiến chức năng gan suy yếu thì khả năng phân hủy amoniac theo đó sẽ không còn tốt, lượng amoniac tồn dư trong cơ thể sẽ vào dưới da theo đường máu và được bài tiết theo tuyến mồ hôi – lý do khiến mùi mồ hôi trong trường hợp này nồng hơn.

“Mùi mệt mỏi” này thường xuất hiện ở những vùng tập trung nhiều tuyến bã nhờn như nách, ngực, lưng, cổ, không chỉ bản thân thấy khó chịu mà còn là dấu hiệu báo đỏ cho các bệnh lý về thể chất.

Thứ ba, thường xuyên thức khuya sẽ làm giảm tiết nước bọt có tác dụng làm sạch miệng, khiến cho vệ sinh răng miệng kém đi, cặn thức ăn tích tụ khiến vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn yếm khí) sẽ sinh sôi mạnh làm hơi thở có mùi hôi.

Thức khuya kéo dài gây thiếu ngủ, theo thời gian thì “nợ ngủ” ngày càng nhiều, “chất” và “lượng” giấc ngủ không được đảm bảo, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi quá mức sẽ “bốc mùi”.

2 cách thoát khỏi tật ngủ muộn

Thường xuyên đi ngủ muộn không chỉ phá hủy chức năng trao đổi chất bình thường của cơ thể mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy cơ cho sức khỏe, sinh ra bệnh “mèo đêm”.

Người hay ngủ muộn có thể thử 3 cách sau đây để thoát tật ngủ muộn.

(1) Chuyển hướng quan tâm

Chọn những hoạt động nào đó để thay cho việc “cưỡng ép” bản thân ngủ muộn, chẳng hạn như rửa mặt, đắp mặt nạ, ngâm chân, tắm nước nóng trước khi đi ngủ… Khi làm những việc trợ giúp giấc ngủ đó thì tránh lướt mạng chơi điện thoại di động, trò chuyện, thay vào đó hãy giữ không gian yên tĩnh và thư thái, ví dụ có thể bằng cách nghe một số bản nhạc êm dịu hoặc uống một ly sữa ấm… để hỗ trợ giấc ngủ.

(2) Xác định buổi tối là thời gian nghỉ ngơi

Khi bộ não của bạn nói với bạn rằng bạn không thể ngủ được, hãy tự nói với bản thân: Tôi không thể bị loại suy nghĩ và ý thức này kiểm soát, tôi đã rất buồn ngủ nên sẽ đi ngủ ngay.

giấc ngủ ngon
Buổi tối là thời gian để nghỉ ngơi. (Ảnh: Shutterstock)

4 việc nên làm khi phải thức khuya

Để giảm thiểu tác hại của việc thức khuya đối với cơ thể, hãy lưu ý 4 vấn đề(Adobe)

Dù vậy, cuộc sống thời hiện đại ngày nay nhiều lúc không thể tránh khỏi thức khuya, hãy chú ý 4 điểm sau để giảm thiểu những tổn hại cho cơ thể do thức khuya gây ra:

(1) Không ăn tối quá no hoặc quá muộn

Ăn đêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng, thức ăn không tiêu sẽ kích thích dạ dày làm việc khiến cho chất lượng giấc ngủ không tốt, vì vậy hãy cố gắng ăn tối cách khoảng từ 3 tiếng khi đi ngủ.

(2) Bổ sung nước và vitamin

Thức khuya sẽ khiến cơ thể bị mất nước nhiều, nên lưu ý bổ sung nước, tốt nhất hãy bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể bằng nước đậu xanh, canh bông súng… hoặc ăn dưa leo, cà chua, táo…

(3) Chú ý thông gió trong nhà

Vào mùa hè mọi người thường bật điều hòa nhiệt độ thấp, theo đó bỏ qua việc thông gió trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên tắt máy điều hòa cứ sau 1 – 2 giờ, mở cửa sổ và thông gió trong 15 – 30 phút.

(4) Lập tức dừng thức khuya nếu có bất thường

Khi ban ngày thấy cơ thể có các triệu chứng khó chịu rõ ràng như hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, bồn chồn… thì nên đi ngủ sớm vào buổi tối thay vì thức khuya.

Ngoài ra, không nên hút thuốc, uống rượu bia khi thức khuya, nếu muốn tỉnh táo có thể uống một chút trà hoặc cà phê vừa đủ. Nếu ngày hôm sau bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể chợp mắt khi rảnh rỗi, thời gian chợp mắt không nên quá lâu mà cố gắng kiểm soát trong khoảng 20 phút.