Vitamin K là một nhóm các vitamin tan trong chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Chúng có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc. 

Vitamin K
(Ảnh: Tatjana Baibakova/ Shutterstock)

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong các tế bào mỡ (được gọi là mô mỡ), gan và tuyến tụy. Vitamin K rất quan trọng đối với cơ thể nhưng không phải ai cũng biết công dụng, tác dụng phụ hay các loại thực phẩm chứa nó.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về vitamin K.

Các dạng vitamin K

– Vitamin K1 là dạng ăn kiêng được tìm thấy trong các loại rau lá xanh.

– Vitamin K2 được tổng hợp tự nhiên bởi vi khuẩn đại tràng bình thường.

– Vitamin K3 là một loại vitamin nhân tạo, được tổng hợp từ vitamin K, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe xương.

Chức năng của vitamin K

– Giúp điều chỉnh quá trình đông máu khi bị thương đến mức chảy máu. 

– Giúp vận chuyển canxi ra khỏi mạch máu và đưa đến những vùng xương thiếu khoáng chất.

– Giúp ngăn ngừa sự vôi hóa của các cơ quan và các mô mềm khác.

– Giúp thúc đẩy xương khỏe mạnh và hạn chế tình trạng gãy xương, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.

Nguồn thực phẩm

Để bổ sung vitamin K, bạn có thể ăn các loại rau lá xanh như rau bina, măng tây, cải xoăn, bông cải xanh; các loại dầu thực vật như dầu ô liu, hạt bông, đậu nành, dầu hạt cải. 

Dạng lỏng của vitamin K có thể được tìm thấy trong chất diệp lục hòa tan trong nước. 

Vitamin K cũng có mặt trong các loại thực phẩm chứa olestra. Olestra là một chất được thêm vào các sản phẩm giảm cân nhằm giúp ngăn chặn sự hấp thụ chất béo. Chất này cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin tan trong chất béo của cơ thể. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hiện đang yêu cầu bổ sung vitamin K và các vitamin tan trong chất béo (như A, D, E) vào các sản phẩm thực phẩm có chứa olestra. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin K của cơ thể ở thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi cần 120 microgram/ngày.

Khả năng tương tác với thuốc

Hầu hết mọi người đều có thể nhận đủ lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày thông qua chế độ ăn uống và sử dụng vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, nạp quá nhiều vitamin K có thể khiến bạn gặp khó khăn khi chữa bệnh bằng các loại thuốc như thuốc chống đông máu (như warfarin) và thuốc chống co giật (như isoniazid).

Ngược lại, bạn cũng cần lưu ý về các loại thuốc có thể khiến cơ thể khó phát huy công dụng của vitamin K. Những loại thuốc này có thể cản trở sự hấp thụ chất béo trong chế độ ăn uống nên cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (như vitamin K, A, D, và E): phenytoin, orlistat, olestra, cholestyramine, colestipol.

Người trưởng thành thường không bị thiếu vitamin K vì chúng có sẵn trong rất nhiều nguồn thực phẩm và được bảo toàn thông qua “chu trình vitamin K”. Tuy nhiên, những căn bệnh sau có thể gây cản trở cho chu trình sản xuất vitamin K: Bệnh gan, bệnh túi mật (ví dụ như hội chứng kém hấp thu chất béo), rối loạn tiểu cầu, bệnh crohn, bệnh celiac.